Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuê bao di động 'chết' trong vùng sóng 3G

3 mạng di động lớn đang có tới hàng chục nghìn trạm thu phát sóng cả 2G lẫn 3G. Ảnh: Hoàng Hà
Dù các hãng viễn thông khẳng định không còn hiện tượng sóng 3G nuốt 2G, thế nhưng theo phản ánh của khách hàng tại nhiều điểm ở Hà Nội vẫn còn cảnh chập chờn, sau đó mất liên lạc khi cột sóng chỉ còn mỗi chữ 3G.
 
Hiện tượng này xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và chỉ ở một số khu vực tại Hà Nội song cũng gây khó chịu cho người sử dụng di động. Chị Thanh, chủ nhân thuê bao di động 091 cho biết chị gặp hiện tượng chết song khi có việc đi qua vực Cầu Giấy và đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Biểu tượng trên màn hình di động cũng nhảy linh tinh hết chữ E lại đến 3G, sau đó, cột sóng cũng biết mất chỉ còn trơ lại chữ 3G.

Khi hiện tượng này xuất hiện cũng đồng nghĩa việc chị Thanh không thể nhắn tin, truy cập Internet hay thực hiện các cuộc gọi di động. "Tôi không hiểu hiện tượng trên là gì, nhưng nó thực sự làm tôi khó chịu", chị Thanh nói. Chị Thanh khẳng định chưa đăng ký dịch vụ 3G và sử dụng bất cứ động tác chuyển đổi sóng từ mạng 2G sang 3G.

Cứ mỗi lần vào cầu thang máy, hoặc xuống tầng một ở tòa nhà đôi Hà Thành Plaza, Thái Thịnh, Hà Nội, chiếc di động của chị Phương lại ở trạng thái "bâng khuâng đứng giữa 2 làn sóng", 2G cũng chết mà 3G cũng chập chờn. Có lần, chị Phương hẹn cô bạn đến ăn trưa. Chờ mãi, chẳng thấy bạn í éo, chị mở máy thì phát hiện ngoài chữ 3G thì điện thoại không hiện bất cứ vạch sóng nào. Giống như chị Thanh, chị Phương bị "ép" dùng sóng 3G chứ chị chưa làm động tác chuyển đổi hoặc đăng ký thuê bao.

Chị Phương cho biết do có quá nhiều lần rơi vào trạng thái "sóng chơi vơi" nên mỗi lần như vậy, chị lại làm động tác tắt máy và khởi động lại. Sau đó, liên lạc lại trở về trạng thái bình thường. "Tôi chẳng biết 3G tiên tiến đến cỡ nào và người tiêu dùng được hưởng lợi gì song chuyện sóng chập chờn, chuyển đổi lung tung thực sự làm tôi cảm thấy phiền hà", chị Phương nói.

Tại thời điểm các nhà mạng cung cấp thử nghiệm 3G, nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM đã xảy ra hiện tượng "sóng 3G nuốt 2G". Nghĩa là khi khách hàng đi vào vùng sóng 2G yếu, mạng tự động chuyển đổi sang sóng 3G. Trong quá trình chuyển đổi này, các thuê bao không thể thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn. Tuy nhiên, hiện tượng sóng nhảy qua nhảy lại giữa 2G và 3G đã được cả 3 ông lớn di động VinaPhone, Viettel và MobiFone khẳng định đã khắc phục triệt để.

Đại diện Công ty VinaPhone cho biết hãng đã thực hiện việc "khóa sóng" trên hệ thống để tránh hiện tượng sóng chèn sóng. Do vậy, về nguyên tắc chỉ những thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ theo quy định của VinaPhone mới được đăng nhập vào mạng 3G. "Tôi không hiểu tại sao hiện tượng nhảy sóng lại xuất hiện nên đang yêu cầu các chuyên gia kỹ thuật kiểm tra", vị đại diện nói.

Giả thiết được ông đưa ra là có thể máy điện thoại của khách hàng để chế độ tự động (2G & 3G) nên trong quá trình tìm kiếm mạng máy đã bắt được sóng 3G và khi chủ thuê bao chưa đăng ký sử dụng dịch vụ thì máy bị treo. Giải pháp cho trường hợp này là khách hàng hãy điều chỉnh máy của mình bằng cách lựa chọn lại dịch vụ 2G để sử dụng bình thường.

Người phụ trách kỹ thuật Công ty Viettel Telecom cho hay nhằm hỗ trợ cho khách hàng, hãng đang để chế độ mở cho phép khách hàng chọn lựa chế độ 2G hoặc 3G. Nghĩa là khi khách hàng đi vào vùng nào có sóng khỏe hơn, mạng sẽ tự chuyển đổi để đảm bảo chất lượng cuộc gọi tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có thể ở một vài thời điểm với một số khách hàng, hiện tượng "nuốt sóng" xuất hiện. "Trong trường hợp này, khách hàng cần phản ánh đến phòng chăm sóc khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và khắc phục", vị phụ trách kỹ thuật này nói.

Cả 3 mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đều đăng tải bảng hưởng dẫn cách cài đặt dịch vụ cho khách hàng tại website của hãng. Khách hàng gặp hiện tượng nuốt sóng có thể trực tiếp cài đặt hoặc gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng để tránh hiện tượng thuê bao 2G "chết" sóng khi đi qua vùng 3G.

Mạng điện thoại di động công nghệ thế hệ 3 (3G) còn được gọi là "mạng thế hệ tiếp theo". Đặc điểm nổi bật nhất của mạng này là khả năng truy nhập mạng Internet tốc độ cao - dấu hiệu khẳng định xu thế hội tụ giữa máy tính và các thiết bị cầm tay.

Các mạng điện thoại di động của các nhà cung cấp hiện nay đều sử dụng công nghệ 2-2,5G.

(Theo Như Quỳnh - VnExpress)

  • “Đại gia” để “tiểu gia” thoải mái giảm cước
  • Dùng phần mềm nguồn mở tiết kiệm gần 24 tỷ đồng
  • iPad gặp vấn đề về kết nối Wi-fi
  • Đóng điện 2 đường dây truyền tải điện lớn
  • Ra mắt hai sản phẩm mới SkyVilla – Duplex và giới thiệu dự án Sunrise City
  • Co cụm vì lãi suất cao
  • 90 tỷ đồng xây dựng nhà máy tinh bột biến tính
  • Khởi động Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao