Thị trường đô chơi đang chở thành “sân nhà” của hàng Trung Quốc |
Hội Doanh nhân trẻ (DNT) VN và nhiều DN TP HCM đã cùng bàn về những giải pháp kinh tế vĩ mô và tìm ra hướng đi cho DN trong suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, đa phần các giải pháp không mới, điều đọng lại là những... khó khăn chưa giải quyết được.
Hai năm trước, VN tung ra gói kích cầu hàng ngàn tỉ đồng. Ở thời điểm đó, kinh tế gặp khủng hoảng tác động tới sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất trì trệ, hàng hóa tiêu dùng giảm mạnh, cần kích cầu để vực dậy nền sản xuất. Khi kinh tế vừa hồi phục thì chúng ta lại phải đối mặt với những khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là lạm phát tăng nhanh, lãi suất tăng cao, ngân hàng thắt chặt tín dụng. Thiếu vốn đang là vấn đề đè nặng lên đôi vai DN. chỉ có giải quyết được bài toán về vốn mới giúp DN trụ vững trong thời kỳ khó khăn này.
Bài toán vốn : chưa có lời giải
DN hiện nay đều ngao ngán trước lãi suất vượt mức 20%/ năm, đặc biệt có DN phải đi vay nóng bên ngoài với mức lãi cắt cổ 9%/ tháng. đây là thực tế với nhiều DN ở tỉnh Nam Định, vì nếu không vay DN chỉ còn cách phá sản. Nhiều chủ DN hay nói đùa : “Với mức lãi suất ấy, DN chỉ còn biết thở ôxi và hít khí trời để sống”.
Ông Đặng Xuân Mai - Chủ tịch DNT Nam Định chia sẻ : nhiều DN sống dở chết dở vì không vay được vốn. ngay cả Cty XK Nam Hà, một trong những DN làm ăn có tiếng tại Nam Định chuyên xuất khẩu các mặt hàng thủ công từ tre, nứa sang thị trường Đức mà khi đi vay vốn tại Ngân hàng (NH) phát triển (lãi suất thấp do ưu tiên cho DN xuất khẩu) nhưng nhiều NH đều trả lời: “NH chưa thu hồi được vốn do ảnh hưởng của Vinashin”.
Đồng quan điểm, ông Phạm Mạnh Thắng - GĐ Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN chi nhánh Hải Dương cũng cho rằng : hiện lãi suất NH cao, tiền trong dân được huy động nhưng DN muốn vay cũng không được, chính phủ bán trái phiếu, nguồn tiền đó được rót cho các DN nhà nước trong khi nhiều DN này đang hoạt động kém hiệu quả so với DN tư nhân. một số công trình đang sản xuất thì dừng, nguồn tiền bị kẹt ở đó không xoay vòng được vì hàng không được đối ứng.
Ông Hùng Chú Thích - Chủ tịch Hội DNT Bạc Liêu nhấn mạnh: Phải có một đợt sàng lọc ngân hàng. Lý do là, lãi suất theo quy định chênh lệch đầu vào/ ra là 3%/ năm, lãi trần NH nhà nước là 14%, thì cho vay là 17,6% (NH được hưởng 3,6%/ năm), nếu phần vượt lên thì nhà nước phải bù. ví dụ hiện nay, lãi suất đã vượt 20,1% thì nhà nước phải bù 2,5%. Thực tế, các NH đua nhau tăng lãi suất huy động. có những NH bé không đủ tài chính nên tự ý nâng cao lãi suất buộc NH lớn phải nâng theo. Do đó, những NH “bé” phải gom lại để khỏi “phá” NH lớn.
Ông Nguyễn Đồng Nhân - GĐ Cty Vina cà phê Foot Bến Tre cho rằng: “Thực tế lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp quá ít mà chủ yếu là cho chứng khoán và BĐS. Rót vốn về nông thôn là chính sách tốt nhằm đảm bảo an sinh xã hội”.
Sân nhà : vẫn chỉ là... khách ?
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cho rằng, từ sau đổi mới tới nay, tỉ giá của đồng VN luôn ổn định ở mức cao so với nhân dân tệ của Trung Quốc. Tại sao chúng ta lại phải đi nhập từ que tăm tới những bộ áo vest của Trung Quốc, trong khi nguyên liệu tre ở VN dồi dào, nguồn nhân công giá rẻ. Nếu yếu tố công nghệ, lao động không giúp giải quyết được vấn đề thì chỉ có yếu tố tiền tệ. Vì hàng hóa của Trung Quốc giá rẻ, một bộ quần áo vest của họ giá chỉ vài trăm, trong khi của mình vài triệu. Rõ ràng tỷ giá và lãi suất làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN so với các nước lãng giềng. Điều đó tạo ra lợi thế cho hàng hóa nước ngoài tràn vào, khiến hàng Việt “lép vế”.
Theo ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Hội DNT VN, kinh tế phải do các DN VN làm chủ. chúng ta là DN Việt trên đất Việt. Nếu chúng ta không có giải pháp phù hợp, các DN nước ngoài cho vay với lãi suất thấp sẽ mua lại các Cty trong nước. những Cty này được tích lũy hàng chục năm qua nhưng buộc phải bán để giải quyết khoản nợ ngân hàng, khoản nợ đầu tư. Có ý kiến cho rằng, tình thế lúc này đang là đợt sàng lọc DN Việt, bởi vì nhiều DN đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng. DN nước ngoài đầu tư vào làm cho DN việt mất dần thị phần vì phải bán từ 50 - 60%, thậm chí bán hết dẫn tới mất trắng. Vai trò của DN Việt rất quan trong. Chúng ta phải thắt lưng buộc bụng, lúc này không nên đặt nặng lợi nhuận kinh doanh mà phải chú trọng chăm lo đời sống cho người lao động, tạo ra sức mạnh đoàn kết, kết nối các DN cùng vượt khó.
Thiết nghĩ, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, điều quan trọng là các DN phải nhìn nhận lại những điểm mạnh - yếu của mình để tìm ra một giải pháp căn cơ. Chẳng hạn như vốn, có thể sử dụng các nguồn vốn khác từ hợp tác công - tư, chứng khoán, hay quỹ đầu tư... Tuy nhiên, để làm được điều đó, rất cần một tư duy đột phá cho các DN Việt.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com