Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp nhỏ

Sản xuất hàng cói xuất khẩu ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ninh Bình. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Một số khó khăn mang tính đặc trưng hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như thiếu vốn, khó tiếp cận mặt bằng đất đai, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, quản trị doanh nghiệp yếu kém, thị trường nhỏ lẻ, tiếp tục được đưa ra bàn luận tại Hội thảo “Giải pháp đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.”

Hội thảo do Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ngày 22/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Phòng Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Cục Phát triển doanh nghiệp), tính đến tháng 9/2010, cả nước có thêm 62.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp hiện nay lên gần 524.000 doanh nghiệp, với vốn đầu tư hơn 3 triệu tỷ đồng (tương đương 161 tỷ USD).

Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, sử dụng 50% lao động trong các doanh nghiệp, sức đóng góp GDP trên 40%. Ngoài những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác khi mà hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện, chồng chéo, thiếu tính minh bạch, hay thay đổi nên khó áp dụng; công tác trợ giúp phát triển gắn liền với hệ thống tổ chức xúc tiến dành cho doanh nghiệp vùa và nhỏ đang yếu và chỉ mới hình thành.

Thực tế hiện nay cho thấy, trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, con số doanh nghiệp tồn tại sau 5 năm, 10 năm thành lập là không nhiều, số lớn buộc phải giải thể hoặc sáp nhập vào các công ty lớn hay các tập đoàn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi khu vực doanh nghiệp này đã tham gia giải quyết rất lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp, huy động nguồn vốn cũng như sức đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách đồng bộ, thuận lợi cho doanh nghiệp với ý nghĩa khuyến khích chứ không phải là "ban phát" và nên chuyển hoạt động trợ giúp từ trực tiếp sang gián tiếp. Nghị định 56/2009/NĐ-CP (ban hành ngày 30/6/2009) quy định rõ việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua thành lập Quỹ Hỗ trợ tín dụng, tuy nhiên hiện nay cả nước chỉ có 3/13 quỹ đi vào hoạt động.

Nguyên nhân là do cơ cấu góp vốn không phù hợp, đa số ngân sách địa phương không nhiều; lỗi về cơ chế điều hành quỹ. Cụ thể hóa Nghị định này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 22 (ngày 5/5/2010) đề ra 6 giải pháp quan trọng trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó có giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn về mặt bằng và cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tại hội thảo, Thạc sĩ Đỗ Thị Hồng Liên (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ một số kinh nghiệm và thông lệ quốc tế về tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị và quản trị doanh nghiệp; khẳng định đó là điều kiện để doanh nghiệp thực thi các chiến lược kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Theo một số chuyên gia, không chỉ trông chờ các chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp cần phải chủ động hội nhập, đổi mới hình thức đào tạo nguồn nhân lực ngay tại chính doanh nghiệp của mình.

Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á đã chia sẻ các giải pháp quản lý vốn lưu động đối với doanh nghiệp cũng như hướng dẫn vay vốn theo dự án tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có giấy phép kinh doanh, thuộc diện quy định của Nghị định 56/2009/NĐ-CP, hoạt động trong các ngành sản xuất, khai khoáng, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng cơ khí, phân phối kho bãi, bán buôn, công trình công cộng và hạ tầng cơ sở, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và giáo dục đào tạo sẽ được vay vốn tối đa 25 tỷ đồng tại Ngân hàng Việt Á./.
 
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao