Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TKV không “độc quyền” trong vận chuyển than

Bốc xúc than tại công trường Công ty cổ phần than Núi Béo-TKV. - tinkinhte.com
Bốc xúc than tại công trường Công ty cổ phần than Núi Béo-TKV. (Ảnh: Đinh Mạnh Tú/TTXVN)
Ngày 24/1, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Minh Chuẩn khẳng định với báo chí TKV không "độc quyền" trong vận chuyển than.

Theo ông Chuẩn, hiện không có văn bản nào quy định TKV phải vận chuyển than đến các hộ tiêu thụ mà trên tinh thần thỏa thuận giữa hai bên mua và bán.

Lực lượng vận tải của TKV hiện chỉ có 3 đơn vị là Công ty cổ phần vận tải thủy TKV, Công ty vật tư vận tải và xếp dỡ và Xí nghiệp vật tư vận tải thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ TKV tham gia vận chuyển dưới 10% khối lượng than tiêu thụ trong nước.

Khối lượng còn lại là thuê các đơn vị vận chuyển thuộc các thành phần kinh tế, có năng lực và chất lượng dịch vụ phù hợp, thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong vận chuyển cũng như đáp ứng được yêu cầu về quản lý nguồn than tiêu thụ trong nước. Qua đó, TKV mới quản lý được chất lượng sản phẩm của mình.

Ông Nguyễn Văn Biên, Trưởng ban Kế hoạch TKV, cũng cho rằng TKV hiện đang bán than cho các hộ sử dụng than lớn trong nước theo hai phương thức giao than tại cảng xếp hàng ở Quảng Ninh cho Công ty Vật tư, vận tải ximăng (Tổng Công ty Ximăng Việt Nam) và Tổng Công ty Giấy Việt Nam; giao than tận nơi cho khách hàng (phương thức này là chủ yếu).

Theo ông Biên, dù phương thức nào thì mục tiêu cũng là cung cấp than kịp thời và hiệu quả nhất. Riêng việc giao than tận kho cho khách hàng sử dụng nhằm giúp TKV tăng cường quản lý nguồn than tiêu thụ trong nước từ khâu khai thác, chế biến, vận chuyển đến nơi tiêu thụ, đặc biệt là 4 hộ được hưởng giá mua than ưu đãi theo quy định của Chính phủ là Điện, Giấy, Ximăng và Phân bón.

Điều này phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Văn bản số 109/TB-VPCP ngày 26/4/2008 về lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than; đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu của nhiều khách hàng đề nghị phương thức mua bán này theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Trong đó, Tập đoàn quy định những hộ tiêu thụ than trên 50.000 tấn/năm thì Tập đoàn chịu trách ký, còn dưới 50.000 tấn/năm là do các đơn vị kinh doanh than thay mặt Tập đoàn ký. Đây còn là một trong những biện pháp ngăn ngừa các hiện tượng gian lận thương mại trong kinh doanh, vận chuyển và sử dụng than.

TKV cho biết hiện giá bán than trong nước đã từng bước được thị trường hóa, trừ than bán cho sản xuất điện. Cước vận chuyển than từ Quảng Ninh về các địa điểm giao nhận cho khách hàng được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa bên vận chuyển, khách hàng mua than và TKV phù hợp diễn biến giá thị trường.

Cụ thể, hàng năm, các hộ sử dụng than lớn như các Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình cùng Tổng Công ty vận tải thủy (đơn vị vận tải đường sông lớn nhất và là một trong các đơn vị vận tải có chất lượng dịch vụ tốt nhất) tính toán thống nhất mức cước các tuyến và thông báo cho TKV để ký hợp đồng mua bán than, giao nhận tại cảng dỡ hàng.

Thông thường, giá vận chuyển cho các hộ khác thấp hơn giá vận chuyển cho than điện do yêu cầu về chủng loại phương tiện và tiến độ cấp hàng không cao.

Bắt đầu từ năm nay, TKV áp dụng độ ẩm để xác định khối lượng than thanh toán là độ ẩm trung bình của than theo TCVN cho cả năm (8% đối với than cám Hòn Gai, Cẩm Phả và 8,5% với than cám Vàng Danh, Nam Mẫu).

Như vậy, nếu than có độ ẩm càng cao thì TKV càng bị thiệt hại vì phải thanh toán chi phí vận chuyển theo độ ẩm thực tế nhưng khách hàng chỉ thanh toán tiền than theo độ ẩm thỏa thuận. Chi phí bốc xếp, vận chuyển đường bộ từ cảng dỡ đến kho của khách hàng cũng được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận ba bên là bên bốc xếp, vận chuyển; người mua hàng và TKV.

Giá than mua bán bao gồm cả các chi phí bảo hiểm, vận chuyển, bốc xếp, hao hụt, giao nhận… được thể hiện trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng ký giữa hai bên.

“Vấn đề đặt ra với TKV hiện nay là phải xây dựng năng lực vận chuyển tối đa đạt trên 30% khối lượng than tiêu thụ trong nước. Trên cơ sở đó tiếp tục rà soát, chấn chỉnh lại những sai sót trong khâu quản lý để hoàn chỉnh công tác quản lý của mình”, Phó Tổng Giám đốc Lê Minh Chuẩn nói./.
 
Mai Phương (Vietnam+)

  • GM cùng VW đứng đầu tại các thị trường mới nổi
  • Toyota khôi phục sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ
  • Khi chủ doanh nghiệp “xù” lương công nhân
  • Chính thức ra mắt Viện nghiên cứu công nghệ gốm sứ Việt Nam
  • Đối phó với hàng nhái giá rẻ
  • Khánh thành tuyến đường có thời gian thi công "kỷ lục"
  • Sắp giải quyết dứt điểm việc trùng tên DN
  • Nhiều công trình tại Vũng Áng đi vào hoạt động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao