Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Toyota hay Toyoda?

Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 24-2, ông Akio Toyoda, Chủ tịch hãng Toyota, nhấn mạnh: “Tên của tôi có trên từng chiếc xe”. Vậy, Toyota có phải là Toyoda hay không?

Nhà sản xuất ô tô Toyota khổng lồ được thành lập năm 1937 bởi Kiichiro Toyoda, ông nội của vị chủ tịch hiện tại, ông Akio Toyoda. Thoạt đầu, các xe của hãng này được bán với tên gọi Toyoda, lấy từ họ của nhà sáng lập công ty. Dư luận không khỏi thắc mắc vì sao công ty này thay đổi tên từ Toyoda sang Toyota.

Số 8 may mắn

Theo website của công ty, sự thay đổi này là do chữ Toyota có liên hệ với con số tám may mắn.

Tập đoàn sản xuất ô tô Toyota có nguồn gốc từ một công ty sản xuất khung cửi dệt vải tự động cho ngành công nghiệp dệt của Nhật Bản. Tiến sĩ Seijiro Takeshita, Giám đốc Công ty Mizuho International, London (Anh), giải thích: “Toyota bắt nguồn từ Toyoda Industries (Kariya) khi công ty này mở ra phân ngành ô tô năm 1933. Toyoda (viết theo chữ cái Latinh) và phiên bản kanji (tức chữ Hán Nhật văn hay chữ Hán dùng trong tiếng Nhật) của nó đã được sử dụng ngay từ đầu. Nhưng khi bắt đầu xuất khẩu nhiều sang Mỹ, công ty muốn có một biểu tượng bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật. Năm 1936, công ty tổ chức một cuộc thi tìm tên mới và Toyota được lựa chọn trong số khoảng 27.000 tên mà công ty này nhận được”.

Theo BBC, tên này được chọn vì số nét bút để viết chữ Toyota bằng tiếng Nhật (8 nét) được xem là mang lại may mắn và sự thịnh vượng. Trong chữ Toyoda, “toyo” có nghĩa là “giàu có, phong phú”; còn “da” nghĩa là “cánh đồng lúa”. Đồng thời, viết bằng chữ kanji, “da” cũng có thể đọc là “ta”.

Viết theo kiểu katakana, chữ Toyoda phải viết bằng 10 nét bút. Trong khi đó, chữ Toyota chỉ cần 8 nét bút ở cả kiểu katakana lẫn hiragana. Về vấn đề này, tiến sĩ Mika Kizu, giảng viên tại Trường Nghiên cứu châu Phi và phương Đông ở London (SOAS), giải thích: “Tám là con số may mắn trong tiếng Nhật bởi vì khi viết nó bằng chữ kanji, hình thù của nó phình rộng ra hơn ở phía đáy. Vì thế, người ta nghĩ nó hàm ý một người đang làm ăn phát đạt hay công việc tiến triển tốt”.

Nghe êm tai hơn

Tuy vậy, tiến sĩ Kizu tỏ ra nghi hoặc: “Tôi hồ nghi chuyện nhà sáng lập Toyota hoặc vị kế nhiệm của ông chọn “Toyota” thay vì “Toyoda” là do số nét bút viết chữ này. Hơn nữa, thông thường, người Nhật chỉ quan tâm đến số nét bút khi viết bằng ký tự kanji chứ không phải hiragana”.

Trong khi đó, một số chuyên gia phát biểu trên website của BBC rằng xét về mặt văn hóa, số 8 không có ý nghĩa ở Nhật Bản. Ngoài ra, website tiếng Anh của Toyota còn đưa ra một cách giải thích khác về sự đổi tên nói trên. Theo đó, “âm thanh của chữ “Toyota” được cho là có sức lôi cuốn hơn”. Tiến sĩ Kizu bày tỏ sự đồng tình với lối giải thích trên: “Trong khi có nhiều âm hữu thanh – chẳng hạn như “da” trong tiếng Nhật, người ta vẫn thích các âm vô thanh hơn”.

Toyopet là gì?

Theo trang web ToyoLand, sau thế chiến thứ 2, Toyota tiếp tục sản xuất xe tải. Năm 1947, công ty bắt đầu sản xuất Model SA, được gọi là Toyopet, không mạnh và tốc độ tối đa thấp – khoảng 90 km/giờ. Tuy nhiên, loại xe này được thiết kế rẻ tiền và để “chuyên trị” những con đường gồ ghề ở Nhật sau chiến tranh.

Trong vòng 5 năm sản xuất, có 215 chiếc SA Toyopet đã ra đời. Loại SD có vẻ thành công hơn, với 194 chiếc được sản xuất trong 2 năm. Ngoài ra, SF Toyopet là loại xe Toyota thực sự thông dụng đầu tiên. Xe Toyopet đời RH với động cơ 48 mã lực ra đời sau đó một thời gian ngắn.

 

(Theo NGÔ SINH // Nguoilaodong Online)

  • BBC thu hẹp quy mô
  • Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất 2010 cảm ơn người tiêu dùng bình chọn
  • Xe bị thu hồi “không thuộc trách nhiệm” của Toyota Việt Nam
  • Cho xây trung tâm thương mại gần 10.000 m2 sát hồ Gươm
  • Doanh nghiệp phải trả thêm 2.630 tỷ đồng tiền điện
  • Lo thiếu lao động đầu năm
  • Xi măng Bỉm Sơn đạt 226 tỷ đồng lợi nhuận
  • Lo ngại áp lực tăng giá đầu vào
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao