Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lo ngại áp lực tăng giá đầu vào

Xăng, điện tăng giá sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng theo. - tinkinhte.com
Xăng, điện tăng giá sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng theo. Ảnh: Đức Thanh
Với việc xăng tăng giá từ ngày 21/2 và giá điện sẽ chính thức tăng vào ngày 1/3 tới, ngay trong những ngày đầu năm mới Canh Dần, các doanh nghiệp sản xuất đã liên tiếp gặp áp lực tăng giá đầu vào…
 
Ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Công ty Sản xuất, Chế biến thực phẩm Phú An Sinh khẳng định, xăng tăng giá chắc chắn sẽ khiến hàng loạt mặt hàng tăng giá theo, làm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. “Giá thức ăn chăn nuôi vừa tăng 10%, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành chăn nuôi, thì xăng dầu cũng tăng giá, khiến giá thành nguyên phụ liệu ngoại nhập (bao bì, máy móc thiết bị…) tăng theo do chi phí vận chuyển tăng”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, thực tế tăng giá như trên không chỉ gây khó cho doanh nghiệp ở chi phí đầu vào, mà còn khiến doanh nghiệp phải “gồng mình” tăng lương cho công nhân. Lý do là xăng tăng giá sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng theo, lương công nhân không đủ trang trải chi phí trong đời sống và doanh nghiệp phải tăng lương để giữ chân người lao động…

“Đương nhiên, giá xăng và giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp. Hiện chúng tôi chưa cho tăng giá sản phẩm, nhưng sắp tới cũng sẽ phải tính toán tăng giá để bù vào chi phí vận chuyển”, ông Phạm Thanh Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty Ba Huân cho hay.

Theo ông Hùng, xăng tăng giá chưa ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm vì dù sao đây cũng chỉ là một phần nhỏ trong cấu thành giá. Mặt khác, các tuyến đường mới mở như Sài Gòn – Trung Lương… vừa đi vào hoạt động giúp thu hẹp khoảng cách vận chuyển hàng hóa, nên chi phí giá thành do xăng tăng không đáng kể. “Chúng tôi lo nhất là giá điện sẽ tăng vào ngày 1/3 tới. Vì vậy, Công ty đang khuyến khích cán bộ nhân viên tiết kiệm, tận dụng mọi sáng kiến, cách làm để giảm giá thành, như hạn chế sử dụng máy lạnh trong giờ làm việc…”, ông Hùng nói.

Với các doanh nghiệp có hệ thống bán lẻ rộng khắp, việc xăng tăng giá ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh vì các doanh nghiệp này phải vận chuyển hàng hóa nhiều. Ông Nguyễn Công Thuận, Trưởng văn phòng đại diện Tập đoàn Hoa Sen Group tại TP.HCM cho biết, Hoa Sen Group có hệ thống phân phối trải dài khắp cả nước, nên xăng dầu tăng giá khiến chi phí vận chuyển tăng, ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm.

“Chúng tôi đang chờ Ban giám đốc họp Hội đồng Quản trị để đưa ra các giải pháp đối phó với việc giá xăng, giá điện tăng”, ông Thuận nói và cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ đầu vào (giá xăng dầu, gas, điện…) đối với những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng như Hoa Sen Group, vì chỉ có như vậy mới giảm giá thành đầu ra, giúp doanh nghiệp phát triển.

Trên thực tế, hiện vẫn có những doanh nghiệp còn đang “vui Xuân”, nên chưa thấy rõ ảnh hưởng của tăng giá xăng. Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Huy Hà (doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội - ngoại thất) là một ví dụ. Ông Tô Hữu Tấn, Giám đốc Công ty cho hay, hiện Công ty vẫn còn cho cán bộ, công nhân viên nghỉ Tết, chưa hoạt động trở lại và cũng chưa ký đơn hàng mới, nên… chưa thấy ảnh hưởng gì từ việc xăng tăng giá.

Vấn đề đặt ra là, việc giá xăng đã tăng và giá điện sắp tăng có ảnh hưởng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh trong trong quý I/2010, cũng như kế hoạch cả năm của doanh nghiệp hay không? Trả lời câu hỏi này, ông Minh cho biết, giá đầu vào tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng ban đầu chưa ảnh hưởng nhiều. Việc Công ty Phú An Sinh vẫn hoàn thành chỉ tiêu quý 1/2010 nhờ doanh số bán hàng dịp Tết tăng trên 50% có thể là một minh chứng. “Những tháng tiếp theo, khi doanh nghiệp đuối sức thì ảnh hưởng mới lộ rõ, vì vậy doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí sản xuất ở mọi lúc, mọi nơi”, ông Minh nói.

Theo các doanh nghiệp, tăng năng suất, cắt giảm tối đa chi phí và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh là những cách để họ vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu trong quý I/2010. Tuy nhiên, ông Phạm Thanh Hùng cho rằng, về dài hạn, Nhà nước cần củng cố các gói kích cầu, hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp để họ duy trì, đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao