Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Doanh nghiệp khó trăm bề

Nhập khẩu giấy các loại giảm 7,3% trong tháng 3 cho thấy các doanh nghiệp giấy tại TPHCM cũng đang gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Văn Nam

Khó tiếp cận vốn vay, hàng tồn kho nhiều, sản xuất cầm chừng để duy trì công nhân, công bố giải thể do hoạt động không hiệu quả… là thực trạng ở nhiều ngành nghề trên địa bàn TPHCM hiện nay.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội TPHCM công bố sáng 3-4, trong quí 1-2012 thành phố có 931 doanh nghiệp đã khóa mã số thuế để giải thể, trong đó 526 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động tập trung vào các nhóm ngành nghề như thương mại, xây dựng, vận tải, du lịch…

Khó từ đầu vào đến đầu ra

Theo báo cáo từ UBND các quận huyện trong sáng 3-4, con số doanh nghiệp giải thể trong quí 1 tăng cao có 2 nguyên nhân. Một là do việc thành lập quá dễ dàng, nhiều doanh nghiệp có đăng ký nhưng lại không hoạt động. Hai là do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận vốn vay, sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên đành phải đóng cửa.

Theo ông Lê Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình, trong 3 tháng đầu năm 2012, quận có 786 doanh nghiệp thành lập mới, tuy nhiên cũng có đến 279 doanh nghiệp tuyên bố phá sản, ngưng hoạt động, chưa kể hàng trăm hộ kinh doanh cá thể khác công bố ngưng hoạt động do làm ăn khó khăn.

“Qua công tác hậu kiểm, quận phát hiện có đến 30% số doanh nghiệp trên địa bàn mặc dù đã đăng ký nhưng lại không hoạt động. Điều này cho thấy lượng doanh nghiệp ‘ma’ cũng không phải là ít”, ông Sơn cho biết tại hội nghị tổng kết tình hình kinh tế xã hội TPHCM quí 1-2012.

Ngoài ra, các quận khác như quận 11 báo cáo có đến 400 trong tổng số 7.000 hộ kinh doanh cá thể phải ngưng hoạt động do làm ăn không hiệu quả, quận 10 có gần 40 doanh nghiệp, quận 1 có 433 doanh nghiệp…

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương thành phố cho rằng, so với tháng 2, dấu hiệu lo ngại trong tháng 3 là các mặt hàng cần nhập khẩu gồm nguyên vật liệu cho sản xuất lại giảm mạnh.

Trong đó, máy móc thiết bị giảm 2%, sắt thép giảm 12,7%, vải các loại cho sản xuất giảm 16,4%, nguyên vật liệu dệt may da giày giảm 19,2%, nguyên liệu các loại giảm đến 29,1%, phân bón giảm 28,8%, giấy các loại giảm 7,3%…

“Số liệu nhập khẩu nguyên vật liệu giảm cho thấy các doanh nghiệp đang bị tác động rất nhiều, từ việc khó vay vốn ngân hàng, sản xuất tiêu thụ gặp khó khăn, hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp phải giảm nhập nguyên vật liệu”, ông Lai nói.

Theo ông Lai, các giải pháp đang được các doanh nghiệp áp dụng để vượt khó là tiếp tục rà soát các hạng mục đầu tư, giản tiến độ đầu tư, chỉ ưu tiên vốn cho sản xuất các mặt hàng phát triển tốt.

Ông Lai dự báo, trong quí 2 tình hình tiếp tục gặp nhiều khó khăn do các mặt hàng đầu vào như xăng dầu đã tăng giá trước đây sẽ tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, trong khi đó không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn lãi suất thấp.

Báo cáo về tác động đến việc làm công nhân hiện nay, ông Lê Tấn Định, Phó Ban quản lý các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TPHCM cho biết, cuối năm 2010 các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đăng ký tuyển 50.000 công nhân cho sản xuất trong năm 2011. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sản xuất tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố đăng ký cho năm 2012 chỉ còn 30.000 công nhân, giảm đến 20.000 công nhân.

“Đăng ký là vậy, nhưng từ đầu năm đến giờ các doanh nghiệp lại tuyển dụng rất ít, những doanh nghiệp treo bảng tuyển 2.000 - 5.000 công nhân đến nay cũng đã tháo bảng, tức doanh nghiệp chỉ đang cố gắng duy trì sản xuất để giữ chân công nhân, không dám mở rộng sản xuất”, ông Định nói.

Sớm tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Trước tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết, vào giữa tháng 4 này, lãnh đạo thành phố sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương… để sớm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ trọng tâm trong quí 2 sẽ tập trung giải quyết vốn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ được hàng hóa sản xuất.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM sẽ có 3 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm giảm lãi suất cho vay, phân nhóm tín dụng và tập trung vốn cho nhóm sản xuất.

Theo đó, hiện Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất tái chiết khấu, giảm lãi suất tái cấp vốn, giảm lãi suất huy động vốn với mức giảm từ 1 đến 2 điểm phầm trăm cho mỗi loại. Trên cơ sở đó, cũng giảm lãi suất cho vay.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Minh cho biết ngân hàng sẽ tập trung vốn phân bổ cho nhóm sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 5 tổ chức tín dụng giảm dự trữ bắt buộc, đặc biệt đối với các ngân hàng có khoản dư nợ lớn trong ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Minh còn cho biết, trong năm 2012, nếu tỷ giá có biến động thì Ngân hàng Nhà nước sẽ cố gắng đảm bảo sự biến động không quá 2-3% nhằm hạn chế tác động xấu từ việc biến động tỷ giá đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo các quận huyện trong thời gian tới cần tăng cường rà soát kỹ hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp đến tận phường, xã để cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh hợp lý trong tình hình hiện nay.

UBND thành phố cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cần thống kê lại đầy đủ số lượng doanh nghiệp, số vốn vay lãi suất thấp mà doanh nghiệp tiếp cận được trong quí 1, trên cơ sở đó mới thấy rõ doanh nghiệp còn đang khát vốn hay không, khát tới mức nào.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Tổng giám đốc Bibica trấn an cổ đông
  • Petro Vietnam quyết đạt 35% doanh thu từ dịch vụ
  • Tàu Hoa Sen nghìn tỷ vẫn nằm phơi bãi
  • Lý giải món nợ nghìn tỷ của Vinacafe Buôn Ma Thuột
  • Áp lực thoái vốn từ các Tập đoàn
  • Mobiphone sáp nhập Vinaphone: Ai được, ai mất?
  • Siêu thị theo chân nhau về tỉnh
  • Vì sao nhiều ngân hàng thay "tướng"?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao