Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VCCI điều tra năng lực cạnh tranh DN trong khủng hoảng: DN đối mặt với thách thức

Các DNNVV vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất dù <a class='atag' href='http://www.tinkinhte.com/Kinh tế thế giới/nd5-search.1/'>kinh tế thế giới</a> gặp nhiều khó khăn (Ảnh: dây truyền sản xuất của Cty Anphanam)

Các DNNVV vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn (Ảnh: dây truyền sản xuất của Cty Anphanam)

Việc điều tra được tiến hành trên bốn khía cạnh chính: lao động, tài chính (vốn), đổi mới và tiếp cận thị trường. Cuộc điều tra tiến hành tại 630 DN trên hai vùng kinh tế trọng điểm là Hà Nội, TP HCM và các tỉnh lân cận.

Kết quả cuộc điều tra cho thấy, mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, song các DN VN vẫn có khả năng thành công của mình trong kinh doanh. Con số 1% DN có kế hoạch đóng cửa, 9% số DN thu hẹp quy mô và 37% vẫn mở rộng sản xuất, gần 1/2 số DN được điều tra vẫn giữ nguyên sản xuất đã nói lên điều đó.

Khác nhiều so với những khảo sát trước đây, lĩnh vực "cấp phép kinh doanh" và "thu thuế" đã được nhiều DN đánh giá ở mức chất lượng cao và rất cao. Ngược lại, lĩnh vực "cấp đất và giải phóng mặt bằng" có vẻ hầu như không được cải thiện và có tới 44,6% số DN đánh giá chất lượng dịch vụ ở mức độ thấp và rất thấp. Đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng, nhìn chung các DN tỏ ra quan ngại về vấn đề đường bộ và cảng biển. Chỉ có 15% đến 17,8% DN đánh giá cao chất lượng cơ sở hạ tầng này trong khi sân bay được 33,8% DN.

Quy mô lao động đang bị thu hẹp

Nhìn toàn cảnh bức tranh lao động năm 2008 cho thấy, tổng việc làm mới tạo ra rất thấp, trên 800 nghìn so với khoảng 1,3 triệu với các năm trước. Thất nghiệp đang có nguy cơ tăng ngược trở lại, từ 4,64% năm 2008 lên trên mức 5%.

Trong khi khu vực nhà nước (70% số DN) không coi vấn đề "chi phí lao động" là thách thức lớn thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục chú trọng nhân tố này. Chỉ có xấp xỉ 55% số DN FDI thể hiện sự không quan tâm đến thách thức đó. Đề cập vấn đề quan hệ lao động, báo cáo này chỉ ra rằng: Mặc dù năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm các cuộc đình công ít đi, song việc tiếp tục hạ thấp các mức tiền lương sẽ là mầm mống cho các cuộc tranh chấp lao động xảy ra khi kinh tế tăng trưởng trở lại. Trái ngược với khu vực DN trong nước, khu vực DN FDI đánh giá về nguy cơ đình công ở mức độ cao hơn hẳn (24,3% số ý kiến), trong khi đó số ý kiến đồng ý với nhận định về nguy cơ này  tại các DN nhà nước chỉ chiếm có 11,2% và cũng chỉ có 14,9% DN khu vực tư nhân đánh giá nguy cơ này ở mức độ cao.

Bức tranh u ám về tình hình lao động cũng được thể hiện ở việc các DN  thừa nhận việc tuyển dụng lao động chất lượng cao rất khó khăn. Hầu hết các DN đều cho rằng tuyển dụng lao động có kỹ năng đã khó, cán bộ quản lý giỏi còn khó hơn nhiều. Khi được hỏi về việc giữ lao động giỏi tại  DN thì có tới 40,9% DN khu vực tư nhân đồng ý cao rằng việc này không khó. Trong khi đó có tới 53% DN có 100% vốn nước ngoài cũng có nhận định này. Tuy nhiên, khu vực DN nhà nước và liên doanh lại chỉ có 34,8% DN đồng ý với nhận định này. Điều này một lần nữa cho thấy, các DN 100% vốn nước ngoài có khả năng chủ động hơn trong việc giữ lao động giỏi.

DN chủ động đổi mới

Bà Phạm Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện phát triển DN của VCCI nhận định: Các DN đang có nhiều sáng tạo, đổi mới cả về sản phẩm, quy trình, tổ chức... Điều này chứng tỏ nhận thức của các DN về phát triển trong khủng hoảng đã dần thay đổi. Bởi có tới 67,8% DN thuộc diện điều tra đã đưa ra sản phẩm mới, 57,3% DN đưa ra dịch vụ mới hoặc có cải tiến.

Tuy nhiên, theo bà Hằng, sự đổi mới vẫn tự thân DN, còn việc hợp tác với các đối tác khác trong lĩnh vực này khá khiêm tốn. Các DN đang phải tự mày mò, đổi mới cải tiến sản phẩm. Cho nên nếu  không có sự hợp tác giữa các DN với các đối tác, các viện nghiện cứu... thì  đây rất có thể  sẽ trở thành  một rào cản cho sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN VN.

Đánh giá về mức độ đổi mới sản phẩm, kết quả khảo sát cho thấy trong giai đoạn 2006-2008 có khoảng 57,9% số DN điều tra đã có sản phẩm, dịch vụ đổi mới. Đặc biệt tỷ lệ DN có dịch vụ sản phẩm mới đối với thị trường khá cao 65,6%. Điều này cho thấy các DN VN đã chủ động sáng tạo đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường và đã thay đổi được tư duy "sản xuất những cái mình có". Khu vực FDI có đổi mới sản phẩm lớn hơn cả. Tuy nhiên khu vực DN nhà nước và khu vực có sở hữu hỗn hợp lại vượt trội lên trong lĩnh vực đổi mới dịch vụ.

Theo VCCI, vấn đề đổi mới quy trình cũng được các DN khá quan tâm. Chẳng hạn như hệ thống bảo dưỡng hoặc hoạt động mua sắm, kế toán hoặc dự toán được các DN tiến hành nhiều nhất. Đã có 55,7% DN thực hiện đổi mới quy trình này, có ít nhất 27,3% số DN thực hiện đổi mới quy trình cùng một lúc. Tuy nhiên, việc  mua máy móc thiết bị,  phần mềm... được các DN FDI quan tâm hơn so với các khu vực DN khác. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao năng lực cạnh tranh của các DN trong nước luôn luôn được đánh giá thấp hơn so với DN FDI ?

Kế hoạch kinh doanh gặp nhiều thách thức ?

Câu trả lời dường như nằm ở những thách thức về nguyên, nhiên liệu đầu vào. Yếu tố "chi phí nguyên nhiên liệu tăng cao" được cho là một thách thức lớn đối với các DN VN. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu của các DN VN thực sự khiến các DN lúng túng khi tình hình thị trường nguyên nhiên liệu trên thế giới rơi vào khủng hoảng. Ngoài ra còn các thách thức khác như: chi phí vận chuyển tăng, tính không chắc chắn của thị trường, nhu cầu thị trường chững lại... Có khoảng 53% DN cho rằng những thách thức này ở mức độ cao và rất cao. Đáng mừng là vấn đề tiếp cận ngoại tệ cũng như tiếp cận vốn vay ngân hàng không còn là mối lo của các DN.

Để đối phó với những khó khăn trên, các DN cũng đang đưa ra các giải pháp kinh doanh trong thời gian tới. Phần lớn các DNNVV đang rất cố gắng duy trì công việc kinh doanh ở quy mô hiện tại, trong khi đó có đến 41% các DN lớn dự kiến sẽ mở rộng hoạt động. Tuy nhiên tỷ lệ các DN lớn thu hẹp sản xuất cũng lên tới 11,2% trong khi tỷ lệ này ở khu vực DNNVV chỉ có 9,2%.

Và những kiến nghị...

Theo bản báo cáo, Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách tín dụng, kích cầu, hỗ trợ phát triển DN.

Đồng thời, Chính phủ cũng cần tăng cường cung cấp thông tin dự báo kịp thời về tình hình kinh tế và các chính sách, tăng cường kích cầu vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển và đường bộ. Có chính sách tăng cường hỗ trợ cho DN VN trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trường, XTTM cả thị trường nội địa và nước ngoài, khẩn trương hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNNVV...

Bên cạnh đó, VN cần khuyến khích khởi nghiệp bằng việc miễn hoàn toàn thuế thu nhập DN trong vòng 2-3 năm, đồng thời có các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo DN... Đẩy mạnh đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có việc củng cố quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng cường đào tạo nghề.

Trong khi đó, về phía DN, VCCI cho rằng mỗi DN cần có chiến lược riêng, cách tiếp cần và sáng tạo riêng của mình trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh. Các DN cần có sự ưu tiên hàng đầu đối với vấn đề đầu tư vào thiết bị công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ... tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận thị trường, tăng cường mối liên kết giữa các DN và tổ chức nghiên cứu và phát triển trong nước, pối hợp với Chính phủ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng tầm phát triển của cộng đồng DN VN.

 

 

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao