Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao đường bay thẳng đến Mỹ chưa được mở?

Đã gần 8 năm kể từ khi Hiệp định Hàng không Việt-Mỹ được ký kết và mốc thời gian được phép mở đường bay trực tiếp đi Mỹ (năm 2006) cũng đã lùi xa gần 5 năm mà VN vẫn chưa thực hiện được đường bay đến Mỹ. Chúng tôi đã gặp các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành HK để tìm câu trả lời.

  • Lại lỗi hẹn

Ngày 5-12-2003, khi Hiệp định HK Việt - Mỹ chính thức được ký kết, người dân trong nước và đặc biệt là kiều bào ở Mỹ, ai cũng mừng vui phấn khởi, vì với hiệp định này, lần đầu tiên VN và Mỹ sẽ có đường bay trực tiếp.

Vietnam Airlines vẫn chưa có đường bay thẳng đến Mỹ. Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo hiệp định này, chuyến bay trực tiếp đầu tiên của VN đến Mỹ sẽ được thực hiện vào năm 2006. Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ này cho ngành HK Việt Nam. Thế nhưng, gần 5 năm trôi qua, đường bay thẳng đến Mỹ vẫn cứ mãi là niềm mong ước của bao người. Các cơ quan chức năng của ngành HK Việt Nam thì cứ liên tục hứa hẹn, để rồi đến hẹn lại lỗi hẹn cho đến tận bây giờ.

Trong khi đó, ngay sau VN gia nhập WTO và Hiệp định HK Việt-Mỹ được ký kết, tính đến nay, có hơn 10 hãng HK đang chở khách từ Mỹ đến VN. Trong số đó có 3 hãng HK của Mỹ (bao gồm United Airlines, Delta Airlines và American Airlines) đã trực tiếp đưa khách từ Mỹ đến VN. Phía VN, những người VN dẫu có mong muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ VN, muốn được bay đến Mỹ cùng hãng HK quốc gia Việt Nam thì cũng đành chịu. 

  • Khó khăn vì... lương thấp!

Theo lãnh đạo Cục HK Việt Nam, việc mở đường bay trực tiếp đến Mỹ là một công việc hết sức khó khăn, không đơn giản, dễ dàng như nhiều người nghĩ…

Mỹ là một quốc gia rất khắt khe với những tiêu chuẩn an ninh an toàn, vì vậy, trước khi cấp phép cho bất kỳ hãng HK nào được bay đến Mỹ, nhà chức trách HK Mỹ sẽ xem xét, đánh giá không chỉ nhà khai thác (hãng HK) mà còn xem xét đánh giá cả nhà chức trách thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với hãng HK đó.

Vì vậy để được cấp phép bay đến Mỹ, hãng HK và nhà chức trách nước sở tại bắt buộc phải đạt được các tiêu chuẩn như sau: Phải trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải HK quốc tế IATA, được cấp chứng nhận tiêu chuẩn an toàn khai thác bay IOSA, được cấp chứng chỉ mở rộng tầm khai thác khi bay qua biển đối với máy bay hai động cơ và đặc biệt là nhà chức trách HK ở nước sở tại phải có đủ năng lực giám sát an toàn theo tiêu chuẩn Mỹ, được đánh giá bởi Cục HK Mỹ…

Ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục HK Việt Nam cho rằng, muốn mở đường bay đến Mỹ thì công tác chuẩn bị cần rất nhiều thời gian, bởi không chỉ liên quan đến hãng HK (đối với các yêu cầu về kỹ thuật, phương tiện máy bay, về thương mại…) mà còn liên quan đến nhiệm vụ, năng lực giám sát an toàn của cơ quan quản lý chuyên ngành. Hiện nay, về cơ bản, các tiêu chuẩn liên quan đến hãng HK đã đạt được. Nhưng dù rất nỗ lực, Cục HK vẫn chưa thể hoàn tất được dự án nâng cao năng lực giám sát an toàn bay theo yêu cầu của phía Mỹ.

Những năm trước, khi cử các đoàn công tác sang VN để xúc tiến việc mở đường bay trực tiếp giữa hai nước, đồng thời kiểm tra độ an toàn cho các chuyến bay của Mỹ đến VN, Cơ quan HK Liên bang Mỹ cho rằng năng lực giám sát an toàn của ngành HK Việt Nam chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn Mỹ.

Để hỗ trợ, phía Mỹ đã tài trợ 1,4 triệu USD cho một dự án 3 giai đoạn nhằm nâng cấp năng lực giám sát an toàn bay, giúp đỡ VN trong nỗ lực đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tính đến thời điểm này, Cục HK đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án (đã xây dựng xong bộ quy chế an toàn HK), giai đoạn 2 và 3 của dự án, bao gồm các nhiệm vụ như: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống ứng phó và nguồn nhân lực đảm bảo đủ yêu cầu về chuyên môn, trình độ… hiện cũng đang được Cục HK ráo riết thực hiện. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là vấn đề nguồn nhân lực.

Theo ông Lại Xuân Thanh, với cơ chế tiền lương và thu nhập quá thấp như hiện nay (trung bình 3 - 4 triệu đồng/tháng), Cục HK không thể nào tuyển dụng được nguồn nhân lực (phi công, kỹ sư HK…) giỏi, có trình độ. Vì nếu công tác tại các doanh nghiệp HK thì thu nhập của họ sẽ tăng cao gấp hàng chục lần

(Theo NGUYỄN THU TUYẾT // SGGP Online)

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Môi trường nào để “lớn” ?
  • Tháng 1, EVN phải mua 3,095 tỷ kWh điện
  • Compal sẽ sản xuất laptop tại VN vào quý II/2010
  • Doanh nghiệp kỳ vọng nhiều vào năm mới
  • Viva Macau mở đường bay thẳng Hà Nội – Ma Cao
  • Tổng Giám đốc Đại học Quốc tế RMIT được vinh danh tại Úc
  • Ký hợp đồng hoàn thiện mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trị giá trên 764 tỷ đồng
  • Doanh nghiệp than, dân khóc vì giá điện tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao