Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam trở thành điểm lựa chọn đầu tư đầu tiên của doanh nghiệp Trung Quốc

Gần đây, theo thông tin của giới truyền thông Trung Quốc về hưởng ứng của doanh nghiệp Trung Quốc đối với chính sách khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc "bước ra ngoài" của Chính phủ Trung Quốc, đối với công trình đã đầu tư ra nước ngoài hiện nay, có hơn 90% doanh nghiệp được hỏi cho rằng rất hài lòng hoặc cơ bản hài lòng, chỉ có chưa đến 10% doanh nghiệp cho rằng không hài lòng.


1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài trong 2 năm tới


Theo phỏng vấn, có hơn 40% doanh nghiệp được hỏi mong muốn tăng đầu tư ra nước ngoài trong 2 năm tới, nhưng cũng có đến hơn 40% doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ không có ý định đầu tư ra nước ngoài trong thời gian này. Điều này cho thấy, do phải đối mặt với rủi ro của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, nên doanh nghiệp Trung Quốc có thái độ thận trọng đối với việc đầu tư ra nước ngoài.


2. Quy mô đầu tư ra nước ngoài trong vòng từ 3 ~ 5 năm tới


Trong thời gian trung hạn, dài hạn (3 ~ 5 năm), quy mô đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài vẫn còn tương đối nhỏ, có đến hơn 60% doanh nghiệp được hỏi cho biết, quy mô họ dự kiến đầu tư ra nước ngoài trong thời gian từ 3 ~ 5 năm tới vào khoảng 1 triệu USD trở xuống, có 22% doanh nghiệp dự kiến có mức đầu tư giới hạn trong khoảng từ 1 triệu ~ 5 triệu USD, có chưa đến 20% doanh nghiệp dự kiến quy mô đầu tư trên 5 triệu USD. Những con số này không thật sự lạc quan nếu so với kết quả điều tra của năm 2006.


3. Sự lựa chọn về nguồn vốn trong thời gian tới


So với kết quả điều tra của năm 2006, sự lựa chọn nguồn vốn dành cho đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới đối với doanh nghiệp có nhiều thay đổi quan trọng, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp trở thành nguồn vốn quan trọng nhất, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng nhà nước từ 49% của năm 2006 giảm xuống còn 45%, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng không thuộc nhà nước từ 5% của năm 2006 tăng lên 10%, nguồn vốn thông qua việc hành cổ phiếu mới từ 2% của năm 2006 tăng lên 15%, nguồn vốn thông qua việc phát hành trái phiếu vẫn giữ ở mức khoảng 3%. Sự thay đổi về nguồn vốn, đã phản ánh 2 vấn đề, một là doanh thu của doanh nghiệp Trung Quốc trong 3 năm tới có khả năng tăng cao, nguồn vốn tự có sẽ gia tăng; hai là thể chế tiền tệ và thị trường vốn của Trung Quốc trong 3 năm tới sẽ phát sinh thay đổi quan trọng, nguồn vốn sẽ đa dạng hóa, vấn đề khó khăn về vốn trong quá khứ sẽ có cải thiện lớn.


4. Mục đích đầu tư trong thời gian tới


Các doanh nghiệp được hỏi đều coi việc đầu tư ra nước ngoài trong tương lai là một chiến lược phát triển lâu dài. Mặc dù có đến 37% doanh nghiệp được hỏi khuyếch trương mục đích quan trọng của việc đầu tư ra nước ngoài, nhưng có một số nguyên nhân như giảm giá thành, thu được kỹ thuật và kinh nghiệm, tránh được rào cản thương mại, có được thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài, thu được nguồn tài nguyên mang tính chiến lược.. đã trở thành những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng trong quyết sách đầu tư ra nước ngoài của họ. Điều này chứng tỏ mục đích đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc rất đa dạng.


5. Sự lựa chọn về phương thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian tới


Xây dựng văn phòng tiêu thụ của mình là sự lựa chọn đầu tiên trong phương thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc, đây chính là phương thức phổ biến của đa số doanh nghiệp lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, cũng có một số doanh nghiệp lựa chọn hình thức đầu tư khác như bổ sung mở rộng, nâng cấp công ty sản xuất chế tạo hiện có nhưng số doanh nghiệp này không nhiều. Ngoài ra, trong thời gian tới tỷ lệ doanh nghiệp muốn thông qua việc mua lại xí nghiệp để đầu tư so với tỷ lệ hiện nay có khả năng tăng lên nhưng không thật rõ nét.


6. Sự lựa chọn về ngành nghề


Sự phân bố lĩnh vực ngành nghề trong đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới về cơ bản giống như hiện nay, ngành chế tạo vẫn là ngành chủ yếu mà nhà đầu tư Trung Quốc muốn hướng tới, tiếp theo đó là ngành xuất nhập khẩu, ý tưởng đầu tư vào nông nghiệp và dịch vụ tài chính tiền tệ có hơi tăng so với thực tế hiện nay.


7. Sự lựa chọn về điểm đến của đầu tư


Khu vực Đông Á và Đông nam Á vẫn là sự lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp được hỏi, 59% doanh nghiệp có ý định dành trên 20% mức đầu tư trong thời gian tới vào khu vực Đông Á và Đông nam Á; các khu vực như Tây Âu, Bắc Mỹ, Phi Châu, Trung Đông cũng thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc, chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp có ý định dành trên 20% mức đầu tư vào Châu Đại dương. Trong 10 nước (khu vực) có khả năng đầu tư nhất thì Việt Nam trở thành nơi mà có nhiều nhà đầu tư của Trung Quốc có ý định muốn đầu tư vào nhiều nhất, điều này vượt ngoài dự kiến của mọi người, có gần 28% doanh nghiệp muốn đầu tư vào đây.


Mười nước (khu vực) đứng đầu có khả năng trở thành điểm đến của đầu tư doanh nghiệp Trung Quốc:


Việt Nam: 28%, Hongkong/Macao: 21%, Mỹ: 20%, Úc: 15%, Thái Lan: 15%, Canada: 13%, Singapore: 12%, Đức: 12%, Hàn Quốc: 10%, Quần đảo Cayman Islans: 6%.


(Thương vụ Việt Nam tại Trung quốc)


(Vinanet)

  • S7 của Nga tham gia vào liên minh oneworld
  • EVN chủ động giải thích về báo cáo tài chính năm 2008
  • Cấp điện cho DN ở KCN Hà Nội - Đài Tư: Không “ép” được thì... cắt
  • DN hướng đến môi trường thân thiện
  • Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đạt lợi nhuận 8,5 tỷ đồng
  • Sabeco ra mắt nhãn bia chai Saigon Lager
  • Đoàn DN tỉnh Aichi (Nhật Bản) tìm kiếm cơ hội đầu tư
  • Hãng xe Opel được cứu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao