Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viettel vẫn còn cách thâm nhập thị trường Myanmar

Viettel vẫn còn cách thâm nhập thị trường Myanmar
Phó tổng giám đốc Viettel Tống Viết Trung cho biết doanh nghiệp này đang nỗ lực tìm các giải pháp khác để tham gia vào thị trường Myanmar.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) liệu có tiếp tục “dấn thân” vào thị trường Myanmar sau khi đã trượt thầu viễn thông tại thị trường này?
 
Trả lời VnEconomy bên lề hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều 1/7, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Viettel, cho biết, Viettel vẫn tiếp tục theo đuổi thị trường Myanmar, vì hiện tại đây vẫn là thị trường viễn thông đầy tiềm năng.
 
Ông Trung cho biết, Viettel đã theo đuổi thị trường Myanmar tương đối lâu, với nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, đây là thị trường tương đối khó vì thu hút quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ. 
 
“Viettel đã cố gắng hết sức, cả về giá bỏ thầu, về chuẩn bị tài liệu, cũng như có cam kết hấp dẫn đối với Chính phủ Myanmar”, ông Trung nói. 
 
Hai hãng viễn thông Telenor ASA của Nauy và Ooredoo đến từ Qatar trở thành những nhà mạng viễn thông nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động ở Myanmar. Theo ông Trung, các thông tin bên lề cho thấy, có đơn vị trúng thầu đã bỏ giá rất cao, nên Viettel nếu có cố thêm bỏ 100 hay 200 triệu USD cũng không có hiệu quả gì, và việc đối thủ trúng thầu là nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp này.
 
Tuy nhiên, ông cũng cho biết, những đơn vị trượt thầu vẫn có thể hợp tác với các công ty đã có giấy phép đầu tư. Và hiện giờ Viettel đang nghiên cứu khả năng thứ hai. 
 
Theo ông Trung, cùng với việc tiếp tục theo đuổi thị trường Myanmar, Viettel cũng cân đối trong chiến lược chung để đầu tư vào các thị trường khác.
 
Myanmar được xem là một thị trường viễn thông sơ khai có sức hấp dẫn lớn. Tính tới cuối năm 2012, mới chỉ có 5,4 triệu người trong tổng số 60 triệu dân của nước này sở hữu thuê bao di động. Chính phủ Myanmar đang muốn tăng tỷ lệ dân số dùng di động lên 75-80% trong thời gian từ nay đến năm 2015-2016. Theo dự kiến, Quốc hội nước này sẽ thông qua một bộ luật viễn thông mới trong vài tháng tới.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp giải thể tại Hà Nội tăng gần 30%
  • Hoạt động taxi: Lộn xộn vì thiếu quy hoạch
  • Nhà máy kính nổi Viglacera chính thức ra lò
  • Thanh Xuân Ford: Chất lượng dịch vụ được ưu tiên hàng đầu
  • Bán 85% cổ phần, sếp Prime Group vẫn gọi là “hợp tác chiến lược”
  • Viettel khẳng định không ‘dựa hơi’ quốc phòng
  • “Không nên có luật chơi riêng cho SCIC”
  • VNPT phải chấm dứt đầu tư ngoài ngành trước 2015
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao