Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vinashin: “làm không hết việc” đến năm 2011

Ông Ngô Thế Việt – Tổng giám đốc Nội chính Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cho biết: Mặc dù thị trường đóng tàu xuất khẩu hiện nay tuy có giảm sút nhưng Vinashin vẫn giữ được các hợp đồng lớn đến hết năm 2010, một số hợp đồng đến năm 2011. Bên cạnh đó, thị trường đóng tàu trong nước sẽ đảm bảo đủ hợp đồng cho các nhà máy đóng tàu và phát triển công nghiệp phụ trợ đến hết năm 2012.

 

Ông Việt nhận định, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển quốc tế nói chung và trong nước nói riêng nhưng theo dự báo nhu cầu vận tải biển của nước ta từ nay đến năm 2015 – 2020 rất lớn với tổng số đội tàu lên đến 5 triệu tấn trọng tải. Đến năm 2020, Việt Nam cần ít nhất 25 triệu tấn tàu để đảm bảo vận tải Bắc – Nam khoảng 30 triệu tấn và 30% vận tải xuất nhập khẩu dầu thô, dầu sản phẩm, quặng sắt, than đá, container… Như vậy, trung bình mội năm thị trường đóng tàu trong nước có thể đảm bảo 1 triệu tấn trọng tải.

 

Hiện nay Vinashin đang tập trung phát triển để sớm trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của ngành cơ khí trong nước; thực hiện chiến lược xuất khẩu tàu thủy từ nay đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1 tỷ USD/năm và 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi măng… Từ năm 2015, tập đoàn phấn đấu xuất khẩu được trên 1 tỷ USD/năm và đóng được 5 triệu tấn tàu mỗi năm.

 

Tàu hàng Tây Sơn 3, trọng tải 12.500 tấn do Vinashin đóng

 

 

Với mục tiêu trên và theo phân tích dự báo thị trường sau khủng hoảng, tập đoàn đã điều chỉnh linh hoạt kế hoạch đầu tư, nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính, dòng tiền và nguồn, cũng như kế hoạch trả nợ của tập đoàn.

 

Theo đó, dựa trên năng lực hiện có, Vinashin đầu tư hoàn chỉnh những nhà máy đóng tàu đang triển khai, đảm bảo đủ năng lực đóng mới và sửa chữa tàu cho mỗi năm trên 5 triệu tấn tàu và xuất khẩu tàu lớn hơn 2 tỷ USD vào năm 2015, 5 tỷ USD vào năm 2020. Vinashin cũng sẽ đầu tư có lựa chọn một số sản phẩm cơ khí trọng điểm, một số lĩnh vực chính để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa trong ngành đóng tàu như: thép đóng tàu, động cơ cho tàu thủy…; phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2015 là 60% và năm 2020 là 70%.

 

Đặc biệt, để thực hiện các giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tập đoàn hiện đang triển khai 5 nhóm giải pháp quan trọng. Một là, đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng đóng tàu trọng điểm trong nước như: seri tàu 53.000DWT đóng cho chủ tàu Anh Quốc tại Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và Công ty đóng tàu Hạ Long; seri tàu chở ô tô 6.900 xe đóng cho chủ tàu nước ngoài  tại  Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và Công ty đóng tàu Hạ Long… Nhìn chung, triển khai nhóm giải pháp này, tập đoàn tập trung củng cố và mở rộng mối quan hệ với các chủ tàu như: Anh quốc, Na Uy, Nhật Bản, Đan Mạch, Ba Lan, Hàn Quốc, Hà Lan…; đồng thời duy trì, phát triển các mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống ở trong nước như: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Bộ quốc phòng…

 

Nhóm giải pháp thứ hai của Vinashin là kích cầu thông qua đầu tư một số dự án trọng điểm như đóng mới và sản xuất các sản phẩm cơ khí ở: Kho nổi chứa xuất dầu 150.000 DWT –FSO5; Tàu chở dầu thô với sức chứa lớn hơn 115.000DWT; Xây dựng hạ tầng các nhà máy đóng tàu trên 15.000 DWT…

 

Nhóm giải pháp thứ ba của tập đoàn là đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp; thứ tư là điều hành doanh nghiệp linh hoạt, hiệu quả; thứ năm là phát huy tinh thần tư lực cánh sinh, phát huy các sáng kiến cải tiến sản xuất trong nước, tiêu thụ các sản phẩm trong nước, giảm nhập siêu.

 

Có thể thấy trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động không thuận hiện nay, Vinashin đã có được chiến lược hợp lý, “vững tay chèo khi sóng cả”, đưa con tàu Vinashin tiếp tục tiến lên phía trước.

(Theo Lan Hương // Hanoimoi Online)

  • HiPT- Con đường đi đến thành công
  • Tập đoàn Hòa Phát công bố mức chia cổ tức năm 2009 sẽ tăng lên 30%
  • Quý II: Doanh nghiệp đang trên đà về đích
  • Tổng công ty Thép được mua cổ phần của Vietinbank
  • Riverorchid tập trung mở rộng thị trường Việt Nam
  • Đại gia Airbus lo khó đạt 300 đơn hàng
  • SCIC có tạo được những đổi thay?
  • Đầu tư phải hợp lý và đúng thời điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao