Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VNPT “mặc cả” dữ dội, Viettel tạm 'đầu hàng' EVN

Mức giá thuê cột điện để treo cáp thông tin do VNPT mong muốn chỉ bằng 1/4- 1/5 so với giá của EVN. Cuộc tranh cãi này sẽ còn kéo dài nếu các Bộ không can thiệp kịp thời.

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, nếu trước ngày 5/1/2010, hai tập đoàn không đạt được thỏa thuận về giá thuê cột điện thì sẽ phải gửi báo cáo chi tiết tới Bộ để Bộ này xử lý. Trong đó, EVN sẽ phải đưa ra cơ sở các mức giá thuê cột điện của mình là hợp lý, phía VNPT cũng phải chứng minh giá thuê cột điện của EVN là bất hợp lý.

Tuy nhiên, đến hết ngày 5/1, Bộ Công Thương cho biết, vẫn chưa nhận được giải trình nào của 2 đơn vị này.

Đề nghị giảm 70-  80% mức tăng giá thuê cột

Trao đổi với PV.VietNamNet, Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) cho biết, họ đã chuẩn bị đầy đủ tập hồ sơ cho cuộc “hiệp thương” sắp tới của Bộ Công Thương.

Dự kiến, VNPT sẽ kiến nghị biểu giá sàn thuê cột điện ở mức thấp hơn nhiều so với biểu giá của EVN đưa ra.

Cụ thể, VNPT đề xuất, đối với cột cao dưới 8,5m, giá sàn thuê cột là 4.845đ/cột/tháng, tăng 38% so với giá thuê cũ và chỉ bằng 24% so với giá đề xuất của EVN.

Cột cao 8,5- 10,5m được đề nghị mức giá 6.576đ/cột/tháng, tăng 13% so với giá cũ và chỉ bằng 23% so với giá đề xuất của EVN.

Cột cao từ 10,5- 12,5m được VNPT đề nghị mức giá thuê mới là 9.856đ/cột/tháng, tăng 64% so với giá cũ và cũng chỉ bằng 20% so với giá của EVN đưa ra.

Riêng đối với cột cao trên 12,5m, VNPT đề nghị giữ nguyên như giá cũ là 27.500đ/cột/tháng, trong khi, mức giá mà EVN áp cho loại cột này là 109.327đ/cột/tháng, tăng tới 3,98 lần.

Tập đoàn này cho biết, ước tính, chi phí thuê cột sẽ đội lên tới 300 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, dịch vụ điện thoại cố định có dây là hạ tầng mạng viễn thông quốc gia, hiệu quả kinh doanh thấp do lưu lượng ngày càng giảm, giá cước thấp. Với mức tác động này, chắc chắn, việc tăng giá thuê cột điện  đột biến quá cao như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực với sản xuất kinh doanh của VNPT.

Đầu tư cho cột điện mất 3,6 triệu đồng hay 4,5 triệu đồng?

EVN công bố trước đây rằng, loại cột rẻ nhất là cột 8,5m cũng phải tốn mất 4,5 triệu đồng tiền đầu tư. Nếu ước tính lãi suất ngân hàng là 10% trên tổng số vốn đi vay thì 1 năm, EVN phải trả lãi vay khoảng 450.000đồng, tức khoảng 37,5 ngàn đồng/tháng cho việc đầu tư cột điện. 

Đó là chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, duy tu bảo dưỡng, thay thế cột bị gẫy đổ…

Do đó, dù có tăng giá lên 5,7 lần, thì mức giá mới 20.114đ/cột/tháng cho cột 8,5m vẫn rất có lợi cho doanh nghiệp viễn thông, so với phương án phải tự xây dựng cột, EVN cho biết.

Tuy  nhiên, tính toán chi tiết về chi phí đầu tư cột điện, có tham khảo giá nhân công vật tư trên thị trường của VNPT lại cho thấy, trồng 1 cột điện 8,5m chỉ mất 3, 606 triệu đồng.

Theo cách tính của EVN, chi phí vận hành khai thác, bảo dưỡng sửa chữa cột sẽ được phân bổ 50% cho cáp điện và 50% cho cáp thuê.

VNPT cho rằng, phần 50% chi phí khấu hao cột điện cho doanh nghiệp thuê cáp phải được phân bổ đều cho số các nhà khai thác viễn thông, truyền hình bình quân treo cáp trên một cột điện, chứ không thể là phân bổ riêng cho một mình VNPT chịu. Ngoài VNPT, còn có SPT, VCTV, Viettel cùng thuê cột.

Hiện nay, bình quân 1 cột có khoảng 3 nhà khai thác treo cáp trên một cột nên mức chi phí khấu hao cho một đơn vị thuê cột như VNPT sẽ chỉ trên dưới 5.000đồng.

Tại cuộc hiệp thương do Bộ Tài chính chủ trì, VNPT cũng đã từng đưa ra các mức giá này song, EVN vẫn không chấp thuận.

Viettel vừa ký hợp đồng, vừa nghe ngóng tin Bộ

Vừa qua, một số đơn vị điện lực địa phương đã có văn bản gửi VNPT địa phương nêu rõ, trường hợp chưa ký lại hợp đồng thuê cột theo giá mới thì yêu cầu các đơn vị này sẽ phải di dời toàn bộ tuyến cáp thông tin đang treo trên cột điện mà chưa ký hợp đồng ra khỏi hệ thống cột điện của điện lực địa phương.

Tráp ép giá này đã đẩy cuộc tranh cãi này lên tới đỉnh điểm khiến VNPT phải kêu cứu Bộ Công Thương vào cuộc.

Cũng đồng cảnh bị ép giá, dọa cắt cáp viễn thông như VNPT, đại diện của Công ty Viettel Telecom cho biết, đơn vị này đã phải “xuống nước” tạm thời chấp nhận phương án giá của EVN để giữ ổn định thông tin liên lạc.
 
Hiện nay, các đơn vị tại các tỉnh, thành phố của Viettel đã phải ký hợp đồng thuê cột điện theo mức tăng giá của EVN với công ty điện lực địa phương, nhưng trong hợp đồng có thêm điều khoản, khi nào các Bộ thống nhất mức giá thuê cột điện thì sẽ áp dụng giá đó và sẽ thanh toán bù trừ giá sau.

Việc thanh toán tiền thuê cột điện sẽ chia làm nhiều đợt trong năm. Các đơn vị của Viettel sẽ chỉ trả trước 1 tỷ lệ nhất định của gói thuê cột này.

Phương án tự trồng cột cũng đang được Viettel tính đến nhưng theo qui định của Nhà nước thì Viettel cũng chỉ có thể trồng cột ở nông thôn.

Cũng phải thấy rằng, việc trồng cột không thể mạnh ai nấy làm được. Qui định của Nhà nước là không trồng cột tại các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.

Do đó, dù thế nào thì việc thuê cột điện để treo cáp thông tin vẫn đang là một nhu cầu khách quan, tất yếu của các doanh nghiệp viễn thông.

Đến nay, không chỉ bộ Công Thương vào cuộc mà dự kiến, Bộ TT&TT cũng sẽ đứng ra đảm trách vai trò làm trọng tài.

Gần đây, tại cuộc họp cuối năm với các doanh nghiệp viễn thông, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đã cho hay, Bộ này cũng sẽ mời hai bộ Công Thương và Tài chính để chủ trì cuộc hiệp thương thống nhất chốt mức giá sàn thuê cột điện treo cáp thông tin.

 

(VietNamNet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao