Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vượt khủng hoảng, doanh nghiệp đua nước rút

Tại Đồng Nai, may mặc, giày da và sản xuất gỗ được xem là sớm thoát ra khỏi khó khăn. Đến thời điểm này, nhiều Cty đã ký xong đơn hàng sản xuất cho hết năm 2009.

Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất giày da xuất khẩu - Ảnh: Đức Minh

Vượt khủng hoảng

Vào quý III năm nay, ngành sản xuất gỗ xuất khẩu trên địa bàn Đồng Nai có dấu hiệu phục hồi tốt. Nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản.

Tại Cty TNHH Thành Minh sản xuất hàng gỗ xuất khẩu ở huyện Trảng Bom, mỗi ngày Cty phải tăng ca thêm một giờ để kịp hàng theo hợp đồng. Cũng như nhiều doanh nghiệp (DN) làm hàng mộc xuất khẩu khác, áp lực về đơn hàng của Cty Thành Minh thời gian gần đây khá lớn.

Ông Lê Sĩ Lâm, Trưởng phòng Kế hoạch của Sở Công Thương Đồng Nai, cho biết: Hầu hết các ngành công nghiệp đều có mức tăng từ 8 - 13 phần trăm so với cùng kỳ.

Thông thường dịp cuối năm, nhiều ngành như dệt, may và giày da; chế biến gỗ; mây tre đan; chế biến thực phẩm bước vào sản xuất mạnh. Trong quý IV năm nay, mức phục hồi sản xuất sẽ thấy rõ hơn, lúc đó cũng là mùa sản xuất của nhiều ngành hàng, kể cả hàng tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu.

Anh Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Cty cho biết, gần hết quý II năm nay, sản xuất của Cty vẫn chỉ hoạt động cầm chừng do không ký được hợp đồng. Lúc đó phải bằng mọi cách cố duy trì sản xuất để giữ chân công nhân, nhưng mức thu nhập không đủ sống nhiều thợ lành nghề đã đi tìm việc nơi khác, đến giờ có việc lại tìm không đủ người.

Doanh thu sáu tháng đầu năm 2009 của DN chỉ đạt gần 11 tỷ đồng, giảm khoảng bốn  tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008. Đến cuối quý II sang đầu quý III tình hình đã đỡ hơn.

Anh Đỗ Sơn Lâm, chủ một doanh nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu ở Hố Nai (huyện Trảng Bom), kể: “Gần một năm DN gần như đóng cửa, bởi đơn hàng không có, đối tác không thanh lý nợ tôi nghĩ đã đến lúc phá sản, nhưng đến giữa năm nay có hợp đồng trở lại. Hiện phải làm hai ca mới kịp hợp đồng”.

Bình ổn hơn cả là ngành may mặc, giày da. Đây là ngành hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao của tỉnh Đồng Nai. Tính đến quý III -2009, giá trị sản xuất của ngành dệt, may và giày da đạt trên 11.500 tỷ đồng, tăng 11,43 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều DN lớn có vốn đầu tư nước ngoài như Epic Designers, Fashion Garment, Wacoat... gần đây cũng đẩy mạnh sản xuất. Các DN may mặc trong nước như Cty Cổ phần May Đồng Nai, Cty May Đồng Tiến cũng đang tuyển thêm nhiều lao động, mở rộng nhà xưởng.

Mặc dù là năm khó khăn, nhưng hết quý III, Cty may Đồng Nai vẫn xuất khẩu được trên 18 triệu USD…

Đua nước rút

Ông Bùi Thế Kích, Tổng Giám đốc Cty cổ phần May Đồng Nai, nhận định: “Lĩnh vực may mặc hiện qua được thời kỳ khó khăn nhất. Từ đầu quý III đến nay, Cty liên tục ký được nhiều đơn hàng lớn và hợp đồng sản xuất cho đến hết năm 2009 đã được Cty hoàn tất.

Bên cạnh sản xuất hàng xuất khẩu, Cty Cổ phần May Đồng Nai đã nhanh chóng phát triển thị trường nội địa, đến nay doanh thu bán hàng nội địa của Cty đạt trên 10 tỷ đồng”.

Ông Vũ Ngọc Thuần, Tổng Giám đốc Cty may Đồng Tiến, cho hay: “Theo kế hoạch, lợi nhuận cả năm 2009 là 15 tỷ đồng, nhưng bảy tháng đầu năm chúng tôi đã đạt 18 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, lợi  nhuận của Cty khoảng 25 tỷ đồng”.

Theo Sở Công Thương Đồng Nai, thuận lợi chung là các Cty thuộc ngành may mặc ở Đồng Nai đều có đơn đặt hàng đến hết năm 2009 và đang bố trí lại sản xuất để sớm hoàn thành kế hoạch năm.

(Theo Tienphong online)

  • Doanh nghiệp Nga đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam
  • AIG phải bán chi nhánh ở Đài Loan để trả nợ
  • Thịnh Phát : Đã cung cấp trên 1 ngàn tấn cáp điện cho Điện lực Campuchia
  • Jaccar tổ chức hội nghị đầu tư đầu tiên
  • iPhone chật vật vào Trung Quốc
  • Porsche Việt Nam giới thiệu mẫu xe Panamera 4 cửa
  • Vina Star giới thiệu mẫu pick-up Mitsubishi Triton 2010
  • Viết tiếp chuyện đóng tàu ở Vinashin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao