Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một cửa vẫn… khó

Vướng mắc chính ở mô hình một cửa có lẽ là những khoảng trống trong quy định về thủ tục hành chính.

Giấy phép "con" hay cơ chế "xin - cho" sẽ không thể chấm dứt nếu như thói quen "cài cắm" của một số công chức nhà nước trong khi xây dựng các văn bản hướng dẫn luật, nghị định vẫn chưa được khắc phục.

Ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch CTCK Ngân hàng Á Châu (ACBS) thậm chí còn cho rằng, chính cách làm việc này đã khiến cho mô hình một cửa mà nhiều địa phương đang nỗ lực xây dựng bị vô hiệu hoá.

"Là DN mới thấu hiểu rằng, thà nhiều cửa mà biết rõ người trực tiếp làm việc của mình là ai còn hơn là một cửa mà vòng vèo bên trong không biết bao giờ xong. Nhất là trong bối cảnh các văn bản pháp luật nhiều lĩnh vực chồng chéo nhau, nếu không tiếp cận được trực tiếp những người thụ lý công việc thì thời gian giải quyết rất chậm", ông Dũng lý giải cho nhận định tiến độ cải cách hành chính chậm do sức ỳ của công chức cấp trung và cấp thấp khó lay chuyển.

Cần phải nói rằng, chính sức ỳ này đã khiến thói quen phải làm việc trực tiếp với vị công chức được giao thụ lý hồ sơ của DN khó thể thay đổi. Thực tế cho thấy, nhiều khi hồ sơ của DN bị "đá đi đá lại" nhiều lần vì những sai sót nhỏ. Nếu như không tiếp cận được trực tiếp người thụ lý hồ sơ, DN sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để sửa lỗi. Điều đáng nói là vào thời điểm hiện nay, những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và công khai về thế nào là hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, khai thế nào là đúng là đủ… hầu như chưa có. Và chính điều này khiến ngay cả các cán bộ tiếp nhận hồ sơ cũng không chắc chắn hướng dẫn của mình đã đủ hay chưa. Và DN là đối tượng phải gồng mình chạy theo những cái gọi là hợp lệ và đầy đủ theo ý chủ quan của những công chức tiếp nhận hồ sơ, cũng như theo ý phản hồi từ các các cán bộ thụ lý hồ sơ sau đó.

Như vậy, mô hình một cửa sẽ rất khó làm vừa lòng cộng đồng DN, ngay cả khi các công chức thực sự trách nhiệm và nỗ lực. Vướng mắc chính ở đây có lẽ là những khoảng trống trong quy định về thủ tục hành chính. Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng, nếu không làm rõ về nội dung cốt lõi của thủ tục hành chính thì ngay cả bảng hướng dẫn cụ thể trình tự thực hiện của các thủ tục, thậm chí là cá nhân các công chức thụ lý hồ sơ, chất lượng của công việc này cũng không được cải thiện về bản chất.

Nội dung cốt lõi của bất cứ thủ tục hành chính nào cũng cần phải có đó là yêu cầu hồ sơ; nội dung của hồ sơ, từ hình thức đến cách thức thể hiện thế nào là đầy đủ; điều kiện để vượt qua các thủ tục đó để nhận được sự chấp thuận từ cơ quan hành chính. Hiện nay, khá nhiều trường hợp các cơ quan hành chính phải tổ chức nhiều cuộc họp lấy ý kiến về các hồ sơ của DN để bàn xem có thể chấp thuận hay không. Cho dù cách làm việc lấy ý kiến tập thể này có thể sẽ là khách quan để quyết định cho một DN, song theo ông Cung, đây không thể là cách làm việc liên quan đến thủ tục hành chính. "Thủ tục hành chính đúng nghĩa là phải đầy đủ các quy định, các barem để chỉ cần một công chức hành chính cũng có thể quyết định được và ai làm việc đó cũng quyết định như nhau, chứ không thể là cách làm việc lấy ý kiến tập thể. Nếu như không làm được điều này, mong muốn cải thiện thủ tục hành chính thông qua công khai cũng khó thực hiện", ông Cung nói. Đó là chưa kể tới việc tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến tập thể với nhiều thành phần sẽ không dễ thực hiện ngay. Và như vậy, thời gian mà DN phải chờ đợi sẽ không chỉ đơn giản là kéo dài, mà là không biết kéo dài đến bao giờ…

Ông Dũng cho rằng, bước đột phá cần phải có để chấm dứt tình trạng DN chờ hàng dài để xin giấy phép là tách việc làm luật ra khỏi các cơ quan Chính phủ. "Công việc này sẽ khiến Việt Nam phải bỏ ra nhiều tỷ USD, song vẫn phải làm ngay để đảm bảo Quốc hội là cơ quan soạn thảo luật pháp và hạn chế tối đa việc ban hành văn bản dưới luật của các cơ quan Chính phủ", ông Dũng đề xuất. Có như vậy, cơ chế một cửa mới thực sự là một cửa, một dấu và DN mới thực sự đón nhận và hưởng lợi từ những cải cách này.

(Theo Đầu Tư Chứng Khoán)

  • 5 kiến nghị của DN vừa và nhỏ
  • Các nhà doanh nghiệp nói gì về chính sách kích cầu?
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa nghĩ gì về triển vọng kinh doanh 2009?
  • Đối phó với suy giảm kinh tế: Những khuyến nghị từ DN
  • Đối phó 2008, lo toan 2009
  • Doanh nghiệp phản hồi về thuế ô tô và bia hơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao