Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối phó với suy giảm kinh tế: Những khuyến nghị từ DN

Khi lạm phát từng bước được khống chế, cũng là lúc nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu suy giảm: DN thua lỗ, lợi nhuận thấp, không ít DN phải phá sản hoặc phải án binh bất động. Với thực tế trên, việc chuẩn bị và đưa ra những quyết sách điều hành vĩ mô kịp thời, đúng đắn, vừa ngăn ngừa khả năng suy giảm của nền kinh tế, vừa khống chế được lạm phát là mong muốn của nhiều DN.

Trong năm 2008, Việt Nam đã trải qua hai cuộc khủng hoảng, sốt nóng với lạm phát đầu năm, và cảm lạnh với giảm phát cuối năm. Năm nay được dự báo còn khó khăn hơn nhiều. Liệu những khó khăn đảo chiều đột ngột, và chưa từng có này sẽ tác động như thế nào đến cộng đồng DN còn non trẻ ở Việt Nam?

DN ứng phó cách nào?

Chưa lúc nào DN lại đứng trước khó khăn thách thức như lúc này. Song đáng kể hơn cả là những vấn đề như: Giá vốn cao làm tăng thêm chi phí đầu vào và hiệu quả đầu tư, hàng hóa khó tiêu thụ, tồn kho nhiều. Bên cạnh đó, sức mua ở trong nước và thế giới giảm sút, tính cạnh tranh càng trở nên quyết liệt, không chỉ là hàng hóa mà còn bằng thái độ ứng xử của DN với môi trường và cộng đồng. Cũng vì sức mua giảm, xu hướng bảo trợ bằng hàng rào kỹ thuật và lý do chính trị ngày càng tinh vi phức tạp hơn, đòi hỏi DN phải tỉnh táo, thích ứng với mọi tình huống.

Theo khảo sát của chúng tôi hơn 41% DN co cụm chờ thời, 22% không có kế hoạch đầu tư trong 3 năm tới, (năm 2007) số này là 10%. Song tỷ lệ các DN lạc quan tin tưởng vào tình hình sẽ được cải thiện và họ sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh vào những năm sau vẫn chiếm ưu thế.         

Đề xuất và khuyến nghị

“Hơn lúc nào hết, Chính phủ phải đóng vai trò nổi bật trong việc điều hành nền kinh tế mở. Theo đó mọi DN, người tiêu dùng và bản thân Chính phủ đều phải tuân thủ và chia sẻ những khó khăn mà cả nước đang đối mặt, để tạo ra sự đồng thuận cả về tư duy nhận thức và quyền lợi thực tế của các bên tham gia quan hệ kinh doanh, nhất là trong thời điểm nhạy cảm hiện nay”.

Khủng hoảng kinh tế lần này có tính toàn cầu và chưa có hồi kết. 8 giải pháp Chính phủ đề ra hồi tháng 4 mới thể hiện được một phần. Nhưng trước diễn biến mau lẹ của tình hình, Chính phủ đã bổ sung 5 giải pháp với nội dung cụ thể hơn. Song mấu chốt của vấn đề là tổ chức thực hiện với sự đồng thuận của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Bởi vậy Nhà nước cần có chính sách thật sự cân đối hài hòa nhằm bảo đảm sự ổn định cả kinh tế vĩ mô và vi mô. Sớm có chương trình, đề án cụ thể kích thích đầu tư - tiêu dùng. Việc hỗ trợ thị trường trước hết là bằng cơ chế chính sách và thủ tục triển khai. Sửa đổi Quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV theo phương hướng đơn giản, tiện lợi, DN dễ tiếp cận. Xem lại chính sách thuế để điều chỉnh kịp thời. Nếu vì lý do nào đó chưa thể hoãn, giãn, miễn giảm thuế như DN đề nghị, thì chí ít cũng không nên làm gì để tăng thêm chi phí, cho DN và người tiêu dùng sử dụng phương tiện giao thông.

Tiếp tục chống lạm phát và đề phòng giảm phát, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển bền vững, ngăn chặn các hành vi lạm dụng vị thế để thống trị độc quyền. Hạ dần mức dự trữ bắt buộc từ 10% xuống 7%. Mở rộng quyền tự chủ của các ngân hàng thương mại và thường xuyên giúp đỡ họ thông qua giám sát theo luật định. Cơ cấu lại - có trọng điểm  - nhưng cân bằng hơn để thành phần kinh tế hay địa phương, ngành hàng nào nếu có hiệu quả cũng đều được tiệp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Áp dụng lãi suất thoả thuận cả trong huy động và cho vay. Sớm ban hành chế độ bảo lãnh các khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân trong mọi tình huống, tăng cường lòng tin đối với hệ thống ngân hàng. Cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi và bình đẳng hơn. Hiện tại vẫn còn 50% DN được hỏi cho biết thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp. 38,5% cho rằng chính sách không rõ ràng, thực hiện không nghiêm minh. Công tác chống sách nhiễu có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn là một vấn nạn. Kết quả khảo sát 991 DN ở Hà Nội cho thấy, 26 – 32% số DN được hỏi cho biết họ đã phải chi phí “bôi trơn” từ 1-2% thu nhập, 22-36% số DN đã chi từ 2 – 10%; 7-9% số DN đã chi từ 12 -13%; 3,46% số DN đã chi từ 13-25%. Tính bình quân mỗi DN đã chi khoảng 13% tổng thu nhập cho việc bôi trơn này, tập trung ở các ngành nhạy cảm như xây dựng, thương mại tổng hợp, kinh doanh khách sạn nhà hàng.

Thêm vào đó là sự mâu thuẫn chồng chéo giữa Luật DN với Luật Đầu tư, giữa 2 luật này với Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu... gây khó khăn, làm mất cơ hội kinh doanh, tăng chi phí đầu vào, hạn chế khả năng hấp thụ vốn của các DN và nền kinh tế, cần sớm được xoá bỏ những quy định không hợp lý về điều kiện kinh doanh, gây cản trở hoạt động và năng lực cạnh tranh của DN.

Việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công đối với các công trình dự án chưa cấp bách là giải pháp đúng, nhiều TCty và tập đoàn kinh tế và địa phương đã hưởng ứng tích cực. Song chính sách hậu cắt giảm là gì? Vì bên cạnh đó còn hàng ngàn “công trình dự án treo”, hàng ngàn ha đất và công xưởng sử dụng sai mục đích? Riêng ở Hà Nội ngoài 31 công trình đình hoãn còn 105 dự án treo và hàng trăm ha đất sử dụng sai mục đích. Vừa qua nhiều DN đã lên kế hoạch cổ phần hoá nhưng thấy giá cổ phiếu giảm họ ngừng lại nên chỉ có 30 DN được cổ phần hoá là không nghiêm túc thực thi kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, phải đẩy mạnh cổ phần hoá và xã hội hoá đầu tư sử dụng các nguồn vốn trong dân để tái thiết đưa vào sử dụng các tài sản bị ứ đọng này.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 5 kiến nghị của DN vừa và nhỏ
  • Các nhà doanh nghiệp nói gì về chính sách kích cầu?
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa nghĩ gì về triển vọng kinh doanh 2009?
  • Đối phó 2008, lo toan 2009
  • Kiến nghị Chính phủ 5 điểm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Các doanh nghiệp góp ý về quy định hoạt động quảng cáo ngoài trời
  • Một cửa vẫn… khó
  • Doanh nghiệp phản hồi về thuế ô tô và bia hơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao