Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 kiến nghị của DN vừa và nhỏ

DNNVV đang rất cần vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh

DNNVV đang rất cần vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh

Điểm yếu cố hữu của các DN nước ta mà phần lớn trong số đó (chiếm tới trên 95%) có quy mô nhỏ và vừa hiện nay vẫn là thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu lao động có trình độ, từ đó kéo theo hệ quả là công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, sức cạnh tranh rất yếu. Điều đó cho thấy sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương thông qua các cơ chế, chính sách đối với DN là rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các DN về lâu dài.
 

Từ thực tế hoạt động của các DN Quảng Ninh, chúng tôi xin kiến nghị với các cơ quan hữu quan một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DN như sau:
 

Thứ nhất: Cần phải có cơ chế đối thoại giữa Lãnh dạo địa phương, lãnh đạo trung ương với DN thường xuyên, không phải chỉ gặp mặt mỗi năm một, hai lần mà phải là các cuộc tiếp xúc hàng quý. Có như vậy, những vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế đầu tư mới đưựoc tháo gỡ kịp thời, không để lỡ những cơ hội quý báu cho DN hoạt động. Càng trong khó khăn thì việc gặp gỡ càng cần thiết giải quyết những điểm nóng về khó khăn của DN.
 
 Thứ hai: Nhiều DN nhỏ và vừa chưa có mặt bằng sản xuất, các DN nằm xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, hạn chế triển khai các giải pháp về công nghệ. Để giải quyết khó khăn này, Nhà nước có giải pháp mạnh mẽ về quy hoạch mặt bằng tạo quỹ đất sạch có đầu tư cơ sở hạ tầng, giá cả hợp lý nhằm hỗ trợ tích cực cho các DN, Nhà nước, các địa phương cần có chương trình phát triển DN theo đó cần có những mục tiêu cụ thể hỗ trợ DN như số diện tích khu cụm công nghiệp được hình thành, các chỉ số cụ thể hỗ trợ phát triển DN về đầu tư hạ tầng: đường, điện, nước... trên cơ sở đó việc đánh giá hỗ trợ DN phải bằng những con số cụ thể, so sánh hàng năm, đây là chỉ tiêu quan trọng cải thiện môi trường đầu tư.
 
Thứ ba: Vốn là vấn đề  bức xúc đối với các DN, vì nhiều lý do các DN khó tiếp cận với Ngân hàng. Năm 2000, Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Đến nay, sau gần 10 năm nhiều tỉnh đã có nhiều quyết định song vẫn chưa thành lập được quỹ này. Phải chăng những ngành tham mưu cho nhà nước thực hiện chủ trương này chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của DN? Đề nghị UBND các tỉnh cần chỉ đạo mạnh mẽ việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại các địa phương, đưa chính sách hỗ trợ DN sớm đi vào cuộc sống.


Thứ tư: Nhà nước hỗ trợ DN thông qua cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường. Song mới chủ yếu hỗ trợ các DN lớn, các DN nhỏ và vừa ít được thụ hưởng chính sách này. Hơn ai hết các Hiệp hội hiểu nhu cầu các DN. Vì vậy Nhà nước, các địa phương cần giao cho các Hiệp hội cùng tham gia các chương trình hỗ trợ DN.


Các chính sách hỗ trợ phát triển DN lâu nay hiệu quả thực hiện còn hạn chế. Đề nghị cơ quan nhà nước các cấp cần quan tâm thực hiện quy trình lấy ý kiến của các Hiệp hội DN ở Trung ương và địa phương trước khi ban hành.


Thứ năm: Một số cơ quan Nhà nước khi giải quyết các đề án, văn bản của DN thường ghi theo kiểu chung chung: chuyển cơ quan A chủ trì phối hợp  cùng các cơ quan B, C, D, F họp, nghiên cứu, báo cáo, đề xuất... giải quyết theo cách.... Như vậy, buộc các DN phải tốn chi phí, thời gian tiếp cận đến các cơ quan A, B, C, D, F. Các DN đề nghị các cơ quan Nhà nước khi giao nhiệm vụ giải quyết văn bản cho DN chỉ nên giao cho 1 cơ quan tham mưu, cơ quan đó phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác giải quyết theo chức năng và thẩm quyền. Đây là giải pháp quan trọng cải tiến thủ tục hành chính tránh tình trạng một cửa nhưng nhiều khoá.


Việc kiểm tra thực hiện cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước cần được làm thường xuyên, như vậy mới biết được liệu các văn bản của các DN có được giải quyết theo đúng thời gian quy định?


Phải nói thêm rằng hậu quả của nền kinh tế suy thoái không chỉ đổ lỗi cho nền kinh tế thế giới, nhiều DN cho rằng đây là sự quản lý lỏng lẻo của một số cơ quan Nhà nước và một số DN trong lĩnh vực quản lý tài chính, kinh doanh bất động sản.... Chính vì vậy, các giải pháp kích cầu của Chính phủ cần phải quan tâm một cách cụ thể và trực tiếp hơn đến cộng đồng DN nhỏ và vừa làm ăn trung thực.
 
Nguyễn Lương Tá
Chủ tịch Liên minh HTX và DNNVV Quảng Ninh, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Quảng Ninh

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Các nhà doanh nghiệp nói gì về chính sách kích cầu?
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa nghĩ gì về triển vọng kinh doanh 2009?
  • Đối phó với suy giảm kinh tế: Những khuyến nghị từ DN
  • Đối phó 2008, lo toan 2009
  • Kiến nghị Chính phủ 5 điểm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Các doanh nghiệp góp ý về quy định hoạt động quảng cáo ngoài trời
  • Một cửa vẫn… khó
  • Doanh nghiệp phản hồi về thuế ô tô và bia hơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao