Ai lên Bắc Kạn, nhất là Ba Bể đều được nghe kể đến một loại rượu của người Dao được ủ bằng men lá. Nếu một lần được uống chắc hẳn bạn sẽ không quên được hương vị đậm đà và rất riêng biệt đối với các vùng quê khác đó là rượu Khưa Quang của người Dao vùng Đồng Phúc (Ba Bể).
Bản Khưa Quang có khí hậu quanh năm mát mẻ cùng với nguồn nước thiên nhiên trong lành và bí quyết riêng của đồng bào Dao đã tạo nên hương vị đặc trưng của rượu. Phương pháp nấu rượu Khưa Quang phức tạp và kì công hơn nhiều so với cách nấu rượu thông thường. Người dân bản xứ nấu bằng phương pháp cách thuỷ.
Ngoài việc tuân thủ theo đúng quy trình nấu rượu thì phụ gia đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những mẻ rượu ngon đặc biệt là men rượu. Khác với men rượu của các vùng quê, men rượu ở đây người dân phải sưu tầm trên 100 loại thảo mộc, để có được một mẻ rượu ngon người ta phải lên rừng hàng nửa tháng mới sưu tầm các loại lá cây cần thiết.
Thế nhưng, muốn có một mẻ rượu ngon phải phụ thuộc vào 3 yếu tố là men rượu, nguồn nước và nghệ thuật chưng cất. Đây là bí quyết riêng của người Dao, ai là con dâu của bản sẽ được truyền cho bí quyết này. Hương vị của rượu Khưa Quang, có mùi thơm đặc biệt, nhẹ nhàng, người uống rượu nếu không chú ý sẽ say lúc nào không biết vì men rượu rất êm, nếu say khi tỉnh lại người uống sẽ không bị đau đầu như những loại rượu khác. Ngoài làm đồ uống, người ta còn ngâm thuốc để xoa bóp, rượu có tác dụng chữa đau lưng.
Hiện nay, rượu Khưa Quang đã có mặt trên thị trường của tỉnh. Tuy danh tiếng chưa được bay xa nhưng hương vị đậm đà của rượu đã được nhiều người biết đến. Người ta đóng thành từng bầu rượu bán cho du khách gần xa. Ai một lần nếm thử xin hãy đừng quên những kỳ công của người đi tìm thảo mộc tạo nên men lá làm đắm say lòng người.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Vùng đất Cát Tiên từ lâu đã được biết đến là một thánh địa bí ẩn bị vùi chôn trong lòng đất suốt một ngàn hai trăm năm qua. Và còn có một Cát Tiên khác, Cát Tiên của màu xanh bạt ngàn. Ngày Xuân, chúng tôi du hành về thăm miền đất linh thiêng nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Du khách dự lễ hội Katê tại tháp Pô Klong Garai. Theo lịch Chăm, lễ hội Katê diễn ra vào ngày đầu tháng 7, tức khoảng tháng 9 hoặc 10 dương lịch. Việc tính lịch Chăm và quyết định ngày Katê dường như chỉ có những vị chức sắc tôn giáo, già làng biết, còn người trẻ không rành lắm
Trên dải đất biên giới Việt - Lào ở Sơn La, ngoài các dân tộc Thái, Kinh, Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con Xinh Mun định cư lâu đời. Xinh Mun nghĩa là người ở núi, trước đây còn gọi là người Puộc (Côn Pụa).
Hội mùa là ngày hội lớn, có từ lâu, rất phổ biến ở Tây Nguyên, tương tự như ngày Tết của đồng bào Kinh. Hội mùa được người Gia Rai gọi là Pơtrưm, người Ba Na gọi là Samok, thường tổ chức vào tháng 12 dương lịch.
Theo lời kể của các nghệ nhân, nguồn gốc múa Xuân Phả có từ thời nhà Đinh dẹp loạn 12 xứ quân. Hàng năm, vào các ngày 10 và 11/2 âm lịch, lễ hội Xuân Phả được tổ chức tại làng Xuân Phố (nay là Xuân Phả) thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá).
Lễ cưới của người Dao ngày nay đã được đơn giản hóa và trai gái cũng không kết hôn quá sớm. Còn trước đây, khi các cậu trai, cô gái dân tộc Dao đến tuổi 12-13, cha mẹ họ đã lo tìm vợ, gả chồng. Nếu bố mẹ chàng trai thấy vừa mắt một cô gái nào đó thì ngay lập tức chuẩn bị lễ vật sang xin dâu.
Đối với nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong hệ thống lễ nghi vòng đời người, lễ cưới là lễ hội quan trọng nhất. Nếu lễ cưới của người Kinh thường diễn ra vào mùa đông thì lễ cưới của các dân tộc thiểu số được chọn vào lúc thu hoạch xong mùa múa rẫy. Mùa ấy cũng đồng thời diễn ra nhiều lễ hội khác như lễ mừng mùa, lễ chúc phúc, lễ tạ ơn thần linh... cho nên người ta gọi là mùa “ăn năm uống tháng”.
Nói tới Tây Bắc, người ta hay dùng đến hai chữ "khám phá". Những câu chuyện kỳ thú về cách ăn nếp ở của những con người trên những vùng cao nguyên cực Bắc tổ quốc, nơi cư ngụ của rất nhiều dân tộc anh em, như vẫn còn chờ các vị khách miền xuôi khám phá. Một vài câu chuyện cóp nhặt trên đường…
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”