Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính: Trách nhiệm với lợi ích

Giảm thiểu thủ tục hành chính công sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân và DN

Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đang đi quá nửa giai đoạn 2. Hơn bao giờ hết, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng sẽ thụ hưởng các tác động tích cực của hoạt động này, cần phải dày dặn và có trách nhiệm hơn.

Tính đến giữa tháng 4, kết quả giai đoạn 2 Đề án 30 đã được nhiều địa phương, bộ, ngành công bố với các mức cắt giảm vượt quá tiêu chí 30% của Thủ tướng Chính phủ đã giao trước đó. Kèm theo đó, các khoản tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cũng được tính toán rất kỹ càng.

Lợi ích lớn

Đơn cử như trong lĩnh vực thuế và hải quan, theo tính toán của Bộ Tài chính, cải cách thủ tục hành chính sẽ cắt giảm được khoảng 1.000 tỷ đồng chi phí và 150 giờ làm việc/năm cho các doanh nghiệp. Hay trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, theo phương án mới công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đơn giản hóa 204/212 TTHC, 50,4% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân sẽ được cắt giảm. Điều này đồng nghĩa với khoản cắt giảm hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, môi trường, địa chất – khoáng sản, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu...

Nếu như chỉ tính riêng chi phí có thể tiết kiệm được sau khi các phương án cắt giảm 256 thủ tục ưu tiên có thể lên tới hơn 6.000 tỷ đồng... Nếu chúng ta rà soát, hoàn thiện toàn bộ hơn 5.000 thủ tục hành chính thì chắc chắn số tiền còn lớn hơn rất nhiều.

Cũng phải khẳng định rằng, phần lớn các chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động doanh nghiệp là do khu vực doanh nghiệp gánh chịu. Như vậy, chỉ cần một bài tính đơn giản là nếu như các phương án cải cách đơn giản hoá thủ tục hành chính mà các bộ, ngành địa phương được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và thông qua, tổng số chi phí cho thủ tục hành chính tiết kiệm được từ phía các doanh nghiệp phải lên tới con số hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đây chắc chắn là một con số không nhỏ.

Cũng phải nói là chi phí tiết kiệm được tính toán trên phần lớn các kiến nghị cắt giảm thủ tục hành chính chưa bao gồm chi phí từ cơ hội do giảm rủi ro cho doanh nghiệp cũng như từ cơ hội phân bổ lại các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Rõ ràng, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các ngành, lĩnh vực sẽ không chỉ mang lại những con số cụ thể rất đáng kể mà còn tăng thêm các cơ hội đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của không chỉ cộng đồng doanh nghiệp.

Cần thêm tiếng nói tích cực từ doanh nghiệp

Phải khẳng định rằng, một phần thành quả đạt được từ công tác rà soát và đề xuất các phương án cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính là nhờ có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.

Đến thời điểm này, theo đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, trong số 5.565 thủ tục hành chính đã được thống kê, rà soát, sơ bộ có trên 4.000 thủ tụchành chính phải sửa đổi, bổ sung, thay thế. Cụ thể: 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ; 3.700 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa; 288 thủ tục hành chính được kiến nghị thay thế.

Nguồn: Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Điều này dễ hiểu vì trên thực tế, doanh nghiệp chịu tác động rất lớn trong kế hoạch cải cách  thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư. Các doanh nghiệp không chỉ là đối tượng thực hiện, mà đồng thời là đối tượng thụ hưởng cả những lợi ích cũng như sẽ chịu phần lớn các chi phí thực hiện chúng. Trong trường hợp nếu như những sự cắt giảm mang tính tích cực, doanh nghiệp sẽ được lợi. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, các đề xuất được thực hiện không phù hợp với thực tiễn, các doanh nghiệp sẽ là đối tượng gánh chịu hậu quả.

Rõ ràng, với tầm quan trọng của giai đoạn 2 cũng như các giai đoạn tiếp theo của Đề án 30, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, các đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn cuộc sống, thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn. Bởi hơn ai hết, doanh nghiệp là đối tượng hiểu rõ và hiểu chân thực hơn cả những tác động của thủ tục hành chính tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tới môi trường kinh doanh… Ở đây, vai trò chủ động tham gia của cộng đồng doanh nghiệp không chỉ được nhắc tới trong việc tham gia đóng góp ý kiến mà còn trong việc phát hiện và đề xuất thêm các thủ tục hành chính cần được xem xét.

Lời giải…

Như vậy, nếu như các phương án đề xuất cải cách thủ tục hành chính đều có sự tham gia nhiệt tình và chủ động từ phía các doanh nghiệp, lời giải khi được cân nhắc trên cơ sở hai bên, có nghĩa là giữa trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan quản lý và quyền lợi cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp thực hiện sẽ cho ra được các kết quả hợp lý, minh bạch bên cạnh các yếu tố cần là hợp pháp. Thường thì chính sự hợp lý của các thủ tục hành chính sẽ khiến cho các đối tượng thực thi, kể cả phía doanh nghiệp và cơ quan hành chính, cảm nhận được sự thuận tiện cũng như đem lại cơ hội tiết kiệm chi phí cao hơn cả.

Ở đây, cũng phải khẳng định rằng, các kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được cân nhắc trên nguyên tắc hài hoà các lợi ích liên quan. Đã có trường hợp các doanh nghiệp đề xuất không bãi bỏ/hay bãi bỏ thủ tục hành chính không phải trên quan điểm vì lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp mà vì một nhóm lợi ích cục bộ. Khá nhiều đề nghị của doanh nghiệp giữ các rào cản hành chính hiện có nhằm không mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp mới. Nhiều khi thủ tục hành chính rườm rà lại được chính một bộ phận doanh nghiệp nuôi dưỡng vì mục tiêu cạnh tranh…

Giai đoạn 2 của Đề án 30 đang đến hồi nước rút. Các phương án cụ thể về rà soát, sắp xếp lại các thủ tục hành chính của các bộ, ngành địa phương cũng như các phương án đề xuất do các Nhóm làm việc của Hội đồng tư vấn cải cách hành chính đang được hoàn thành rốt ráo. Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp hơn lúc nào hết cần được thể hiện một cách cụ thể, thực tiễn và có trách nhiệm.

Hoàn thành phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trước ngày 30/5/2010

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 577/TTg-TCCV về nâng cao chất lượng phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 30/5/2010, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ có ý kiến phản hòi về kết quả rà soát thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê bình những bộ, ngành, địa phương có kết quả rà soát không đạt chỉ tiêu được giao, không đảm bảo chất lượng, báo cáo thiếu trung thực.

Thủ tướng cũng yêu cầu trước ngày 30/5/2010, các phương án đơn giản hoá các thủ tục hành chính do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính độc lập xây dựng phải được gửi tới các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, hoàn thiện phương án đơn giản hoá để trình Chính phủ xem xét trước ngày 20/6/2010.

Trước ngày 30/6/2010, Văn phòng Chính phủ sẽ thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ gửi dự thảo Nghị quyết thông qua phương án đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, ngành tới các thành viên Chính phủ để xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III/2010.

(Theo Phạm Gia Túc // Báo Doanh nhân)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Có hiện tượng mua ô tô chạy phí trước bạ?
  • Xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh
  • Vi phạm về thuế VAT: Thủ đoạn tinh vi, luật không với tới...
  • Hơn 32 ha rừng bị chặt phá trái phép
  • Đối mặt tội phạm công nghệ cao: Mất tiền tỉ vẫn ngậm bồ hòn
  • Rắc rối với đề xuất xây nhà diện tích siêu nhỏ
  • Dự án cải thiện môi trường nước TPHCM: Thi công sai phạm, cản trở giao thông
  • Tính hiệu quả của các biện pháp xử lý hành chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%