Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng

 
Gara ôtô bắt tay khách hàng đẩy giá sửa chữa xe lên trời, một cách trục lợi bảo hiểm phổ biến
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
 
Câu chuyện khách hàng trục lợi bảo hiểm này xảy ra ở CTCP Bảo hiểm Viễn Đông. Tuy nhiên, nó không phải là hiếm trên thị trường và biến tướng ở nhiều dạng khác nhau.

Phổ biến

Cách đây không lâu, nếu không cảnh giác thì một doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Hà Nội đã phải bồi thường khá lớn cho một con tàu tại Hải Phòng.

Chủ tàu sau khi tự đánh đắm tàu đã báo doanh nghiệp bảo hiểm đến để giám định bồi thường. Tuy nhiên, ngay khi có mặt tại hiện trường, cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm này đã đặt ra nghi vấn: trong điều kiện thời tiết bình thường, không trọng tải…, vì sao con tàu lại đắm?

Sau khi lập biên bản vụ việc, ghi nhận lời khai của các bên, trong đó có thuyền trưởng, doanh nghiệp trên đã nhờ công an điều tra vào cuộc. Trong khi thuyền trưởng khai rằng, vào thời điểm con tàu đắm, vị này vẫn đang điều khiển con tàu, thì cơ quan công an lại chứng minh được anh ta đang ở nơi khác và thực hiện nhiều cú điện thoại. Mọi việc bị lật tẩy, phía khách hàng đã phải thừa nhận việc làm gian dối của mình.

Tuy nhiên, không phải mọi nghi vấn về trục lợi bảo hiểm nào cũng được doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc.

Ngoài giá trị bồi thường, tính chất vụ việc thì những minh chứng ban đầu thường là không đủ thuyết phục cơ quan công an. Phát biểu tại cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện bảo hiểm bắt buộc phòng cháy chữa cháy (do Cục Phòng cháy chữa cháy và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức), đại diện một doanh nghiệp cho biết, khi nền kinh tế khủng hoảng, các máy móc thiết bị cũ không còn nhiều giá trị, thì không ít doanh nghiệp sẵn sàng "phóng hỏa" để nhận tiền bảo hiểm.

Ông này cũng đặt câu hỏi, vì sao nhiều vụ cháy lớn trong những năm gần đây lại hay xảy ra với các cơ sở sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khá biệt lập. Ở đó không có sự chứng kiến của nhiều người và các cơ quan liên quan không thể xâm nhập ngay lập tức để kiểm tra có thể là điều kiện doanh nghiệp trục lợi bảo hiểm.

Nghi vấn là như vậy nhưng để giám định được nguyên nhân cháy là điều hết sức khó khăn. Thường thì nếu bên trục lợi đã cố tình tạo hiện trường giả thì các doanh nghiệp bảo hiểm không có chứng cứ đành bồi thường cho mọi việc êm xuôi.

Một dạng trục lợi bảo hiểm khá phổ biến nữa là sau khi tổn thất xảy ra (cháy nổ, tại nạn, tổn thất…) xảy ra rồi khách hàng mới thực hiện việc mua bảo hiểm. Trên thực tế, hầu hết những vụ trục lợi bảo hiểm này, bên được bảo hiểm chỉ có thể lừa dối thành công khi có sự tiếp tay của một số cán bộ, nhân viên làm việc trong công ty bảo hiểm. Hình thức gian lận trục lợi bảo hiểm này thường được biểu hiện ra ngoài thông qua việc lập hồ sơ, hiện trường giả.

Gần đây còn phổ biến tình trạng các gara ôtô bắt tay khách hàng để đẩy giá sửa chữa xe lên trời. Và đương nhiên, thiệt hại thuộc về các doanh nghiệp bảo hiểm.

Khó xử

Khi xảy ra tổn thất thì doanh nghiệp bảo hiểm đứng trước hai lựa chọn.

Một là bồi thường để tránh tai tiếng, hai là chấp nhận đi đến cùng, thậm chí để khách hàng đưa ra tòa. Do đó, doanh nghiệp thường cần cân nhắc xử lý theo cách nào có lợi hơn, nên nhiều khi chính họ “thừa nhận” hành động trục lợi của khách hàng.

Ông Thái Văn Cách, Phó tổng giám đốc CTCP Bảo hiểm Viễn Đông cho biết, bộ quy tắc bảo hiểm không phải do Bộ Tài chính ban hành mà cơ quan này chỉ đứng ra chuẩn y sau khi doanh nghiệp bảo hiểm trình lên.

Do cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần nên khi ban hành bộ quy tắc này, nhiều doanh nghiệp không thu hẹp phạm vi bảo hiểm và đó là điều kiện cho trục lợi bảo hiểm phát tác. Do đó, theo ông Cách, để hạn chế trục lợi bảo hiểm thì mỗi doanh nghiệp phải tự rà soát lại quy trình, quy tắc bồi thường của mình.

Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn theo thời gian và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, hệ thống pháp luật về bảo hiểm hiện nay đã tương đối đầy đủ và chặt chẽ, nhưng những người thực hiện không tuân thủ nên tình trạng trục lợi diễn ra tràn lan.

Bên cạnh đó, cần có những quy định mang tính thống nhất giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để hạn chế tình trạng trục lợi. Chẳng hạn, quy định mặt bằng giá chung khi thực hiện sửa chữa, thay thế tại các gara.

Khi xảy ra rủi ro, không ít khách hàng phàn nàn về sự chậm trễ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đây cũng là lý do khiến nhiều người dè dặt khi đến với bảo hiểm mặc dù cũng có nhu cầu.

Vậy nhưng, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có lý do riêng để thận trọng khi số vụ trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi hơn. Để giải quyết mâu thuẫn này, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần phải tính toán giữa việc mở rộng thị phần và hiệu quả thực chất từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm  mang lại.

(Theo Đông Hải // Báo đầu tư)

  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thịt bẩn đi đâu, thú y không biết ?!
  • Phát hiện taxi chở lậu 2 con hổ đông lạnh
  • Lại xuất hiện một số đối tượng người nước ngoài lừa đảo
  • Kiến nghị tăng gấp đôi mức xử phạt vi phạm về khí thải
  • “Bẫy” khách hàng ?!
  • SongHong Land: nhọc nhằn đòi vốn góp
  • Hàng lậu, hàng giả gia tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%