Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất động sản qua sàn chỉ chiếm 20% tổng giao dịch

 
(Ảnh minh họa: Internet)

Theo ước tính của Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, hiện nay tỷ lệ giao dịch bất động sản thông qua hệ thống sàn mới chỉ chiếm khoảng 15 - 20% tổng giao dịch của thị trường.

Hiện nay, quy định của pháp luật chưa bắt buộc các giao dịch bất động sản của người dân phải thông qua sàn mà mới chỉ áp dụng với sản phẩm hàng hoá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản.

Do vậy, tỷ lệ giao dịch được thực hiện qua sàn chiếm tỷ lệ thấp. Thậm chí, các chủ đầu tư lớn cũng "né sàn" bằng cách lách luật với các hợp đồng vay vốn, góp vốn, phát hành trái phiếu công trình kèm quyền mua... khiến lượng giao dịch qua sàn vẫn thưa thớt.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi đánh giá tình hình thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản và hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, do Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cơ quan điều hành Mạng các Sàn giao dịch bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 15/9, tại Hà Nội.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản và các dịch vụ liên quan phát triển mạnh mẽ. Điển hình là nhiều mô hình mới lần đầu thực hiện thành công như: sàn giao dịch bất động sản; đào tạo môi giới, định giá bất động sản, quản lý bất động sản.

Cùng đó, các chế tài xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động bất động sản đã có tác dụng ngăn ngừa sai phạm. Hệ thống văn bản này đều được xây dựng trên quan điểm đơn giản, thông thoáng ở đầu vào và tăng cường khâu hậu kiểm.

Việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trong thời gian qua đã đem lại diện mạo mới cho thị trường bất động sản, thay đổi tập quán giao dịch cũ; góp phần hình thanh sân chơi minh bạch cho các nhà đầu tư; giúp người dân có điều kiện tiếp cận thông tin và hàng hoá một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, hiện nay các sàn giao dịch bất động sản vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục như: quy mô nhỏ, nhân lực còn hạn chế cả về chuyên môn, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp chưa cao.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam lưu ý, phần lớn các sàn do chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản thành lập để phân phối nên về cơ bản vẫn là một pháp nhân. Nếu không có sự phân định rõ ràng giữ bên tạo lập hàng hoá và bên cung cấp dịch vụ thì sẽ thiếu tính khách quan./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Bong bóng bất động sản đang đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • Tín dụng bất động sản tại Hà Nội thấp “đáng ngạc nhiên”
  • Không có chuyện lơi lỏng thu hồi đất vi phạm
  • Địa ốc tung hàng chờ năm mới
  • Giá thuê mặt bằng bán lẻ khoảng 100 USD/m2/tháng
  • Cấp giấy chủ quyền nhà, đất mới: Người dân được lợi gì?
  • TD PLAZA – hút khách thuê văn phòng
  • Sàn giao dịch bất động sản: Cần vươn tới chuyên nghiệp
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!