Những năm qua, người dân sống ở không ít các khu chung cư, đô thị mới tại Hà Nội đang "dở khóc, dở cười", vì vào ngày nắng, người dân phải sống chung với bụi bặm, ngày mưa thì tình trạng lụt lội, tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra.
Đưa dân về, hạ tầng mới... chạy theo
Điều dễ nhận thấy là hạ tầng cơ sở ở khá nhiều khu chung cư, khu đô thị mới ở Hà Nội chưa hoàn thiện. Cụ thể như các khu đô thị Pháp Vân, Định Công, Mỹ Đình, Nam Trung Yên... dù người dân đã đến sống từ khá lâu, song hệ thống đường đi trong khu dân cư vẫn ngổn ngang, bề bộn. Bên cạnh đó, người dân còn bị “tra tấn” bởi tiếng ồn từ các công trường sát vách những toà nhà chung cư.
Toà nhà thì đẹp, nhưng quanh khu vực nhà N06B2 khu đô thị mới Dịch Vọng như bãi đất hoang.
Kiến trúc sư Lê Công Dũng - Phó ban Dự án kiến trúc Đại học FPT Hà Nội - cho rằng: “Để khắc phục tình trạng này cần phải có mục tiêu phát triển từng khu vực, không vì bất kỳ một lý do nào mà cho phép triển khai công trình xây dựng trước khi có hạ tầng kỹ thuật. Hạ tầng kỹ thuật bắt buộc phải đi trước một bước ở tầm toàn thành phố, toàn khu vực và dự án đầu tư phát triển đô thị. Tránh trường hợp hạ tầng kỹ thuật manh mún, thậm chí có những trường hợp chưa hình thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn cho phép phát triển các công trình xây dựng vì một tiến độ nào đó. Điều này tạo ra những điều vô cùng bất cập”.
Nhưng trên thực tế, nhiều khu đô thị, chung cư mới vẫn đang triển khai theo quy trình ngược, xây dựng nhà ở trước, đưa dân về ở rồi mới phát triển hạ tầng kỹ thuật, điều này trái với quy định và tạo ra những bất cập.
Ngoài hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay ở các khu đô thị mới, khu chung cư. Dãy nhà N khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính (Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Người dân về ở từ năm 2003, tới nay đã hơn 6 năm, số dân đã lên đến hơn 7.000 người nhưng hạ tầng xã hội vẫn chưa được hoàn thành. Cả khu vực không có chợ dân sinh hay siêu thị, trạm xá, 16 tổ dân phố chỉ được cấp một căn phòng 70m2 cho sinh hoạt tập thể... Không chỉ có thế, các công trình công cộng tạo nên không gian trong nội bộ bị chiếm dụng để kinh doanh.
Thiếu an toàn
Anh Lê Công Minh - một người dân sống tại khu đô thị Trung Hoà -Nhân Chính - nói: “Kể cả trên sảnh, trên vườn hoa, cụ thể như nhà 4 A-B, trên vườn hoa là hàng trăm cái ôtô đậu ngày đêm. Đường đi vào khu dân cư xe đỗ bừa bãi, lấp hướng nhìn của người dân nên thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn”.
Tại các khu chung cư, hoả hoạn luôn là nỗi lo lớn nhất của người dân, đặc biệt sau khi vụ cháy toà nhà 18 tầng JSC 34 xảy ra, làm chết 2 người. Nhà N3A - khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính (Hà Nội) có 130 hộ đang cư trú. Song, theo phản ánh của các hộ dân, từ khi đến ở, ngoài quyết định bán nhà, họ không nhận được bất kỳ thông báo hay tài liệu hướng dẫn nào của Ban quản lý toà nhà về việc phòng, chống cháy nổ.
Như đã biết, các vụ cháy nổ ở các khu chung cư cao tầng, việc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tầng rất khó khăn. Nếu muốn đảm bảo an toàn thì nhà cao tầng phải trang bị hệ thống chữa cháy, xây dựng những cầu thang, lối thoát nạn an toàn. Hành lang thoát nạn phải đảm bảo người đi được, không bị nhiễm khói, nhiệt lửa, đủ điều kiện cho người dân tự thoát ra, tuy nhiên ở các khu chung cư không mấy đảm bảo về các điều kiện trên.
Ngoài nỗi lo về cháy, những sự cố khác như hỏng hóc thang máy, nhà thấm, dột, cháy bóng đèn cầu thang, bơm nước trục trặc, nước thải tồn đọng... là chuyện thường xuyên ở các chung cư.
Khi triển khai được một dự án khu đô thị, khu chung cư mới, chủ đầu tư phải qua đủ các cấp thẩm định và những quy định ngặt nghèo, nhưng những công trình với nhiều sai phạm vẫn xuất hiện, phải chăng việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đang bị buông lỏng.
TP.HCM là địa điểm kinh doanh hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, thị trường địa ốc, đặc biệt là phân khúc văn phòng cho thuê ở đây luôn lsôi động và phong phú.
Cùng với xu hướng ấm lên, thị trường bất động sản Hà Nội lại đang xuất hiện trở lại nhiều trường hợp đầu tư, thậm chí là “đầu cơ’, “thổi giá” nhà ở.
Trong khi thành phố đang đẩy mạnh xóa quy hoạch “treo”, thì tại quận Bình Tân, một dự án (DA) “cột” hàng chục ngàn mét vuông đất của 14 hộ dân suốt 17 năm nay khiến mọi nguời điêu đứng.
Nợ xấu bất động (BĐS) khoảng 10.000 tỷ đồng (chiếm 4% - theo báo cáo của các ngân hàng thương mại) chủ yếu là nợ xấu của các đại gia chứ không phải của cả thị trường BĐS.
Báo ra ngày 15-6 có đăng bài “Chung cư 137 Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy: Được phép nâng lên 20 tầng”, trong đó đề nghị chủ đầu tư dự án trên là Công ty Đầu tư xây lắp và phát triển Nhà (ĐTXL&PTN) cần giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến hợp đồng mua bán nhà của khách hàng và các quyền lợi liên quan…
Thị trường bất động sản mấy tháng qua vốn đã lâm vào tình trạng khó khăn bởi số lượng giao dịch quá thấp, nay lại đối diện với một số ràng buộc hành chính, khiến cho tình hình càng căng thẳng hơn.
Đây là hội nghị và triển lãm B2B hàng năm tập trung vào lĩnh vực bất động sản Khu vực Châu Á Thái Bình Dương diễn ra tại Hong Kong trong 3 ngày từ 10/11 đến hết 12/11/2010.
Mỗi hộ dân được cấp 150m vuông và phải nộp số tiền mua đất là 10 triệu đồng nhưng khi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ lại chỉ được chứng nhận... 115,5m vuông.
"Đường sắt cao tốc là dự án đặc biệt quan trọng. Chính phủ sẽ nghiên cứu thời gian thích hợp trình dự án", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Theo kiến nghị của Sở Xây dựng Tp.HCM với UBND TP, nên xét người thu nhập thấp qua tiêu chí diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5m2/người và có xác nhận của UBND phường xã nơi cư trú.
Dự án nằm tại phường Gia Sàng, Thành Phố Thái Nguyên có tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, gồm TTTM, văn phòng cho thuê, khách sạn và biệt thự,…
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.