Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá đất quanh khu đô thị mới vẫn ngất ngưởng

Không chỉ ở Hà Nội, TPHCM, tại các thành phố trẻ như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang... giá nhà đất cũng rất đắt đỏ và liên tục tăng giá

Trước tình hình đó, nhiều người đã chuyển hướng mua nhà, đất ở xa khu vực trung tâm thành phố hoặc các vùng ven. Nhiều đại gia cũng tìm về các khu vực này để mua đất rộng làm nhà nghỉ cuối tuần, làm biệt thự đã đẩy giá đất ở vùng ven tăng lên chóng mặt.

Ở Hà Nội, đất ở các khu vực gần trung tâm như Long Biên, Hà Đông đã tăng giá gấp 4 - 8 lần trong vài năm gần đây. Giá đất ở gần các trục đường lớn khu vực này khoảng từ 35 - 40 triệu đồng/m2 thay cho giá 5 - 6 triệu đồng/m2 trước đây.

Tại thành phố Đà Nẵng, cách đây 5 năm giá đất những khu vực trong ngõ, cách đường khoảng 100m - 200m ở xã Hòa Tiến - Hòa Vang có giá giao dịch chỉ trên dưới 1 triệu đồng/m2, đến thời điểm này đang được rao bán với giá 5 - 7 triệu đồng/m2. Ở khu vực quận Cẩm Lệ, giá đất trước đây khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/m2, nay tăng lên từ 4 - 5 triệu đồng/m2; những nơi thuộc ngã 3, hay những khu vực có khả năng kinh doanh thì giá đất còn tăng cao nữa.

Nhiều dự án mở rộng

Khi thành phố Hà Nội công bố quy hoạch các đô thị vệ tinh, các định hướng giao thông lớn mở rộng đã tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu đầu tư tại các khu vực như Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Xuân Mai, Đan Phượng... Thậm chí ngay cả khi quy hoạch đang còn có sự tranh cãi thì các khu vực này đã có chủ đầu tư nhanh chân lập dự án, khởi động làm cho phân khúc thị trường này càng khởi sắc hơn.

Sức nóng tại thị trường đất ven đô TPHCM không cao như ở Hà Nội hay các tỉnh thành đang phát triển. Nguyên nhân không phải phân khúc thị trường này không phát triển mà do nó đã đi trước Hà Nội từ nhiều năm nay và đã qua giai đoạn "nóng sốt".

Mặt khác, TPHCM là địa bàn lớn, phát triển đồng đều trên diện rộng, không cục bộ tại khu vực nào, nhất là cơ sở hạ tầng được liên thông đi các tỉnh lân cận phân tỏa đi khắp mọi hướng. Do đó, phân khúc của thị trường bất động ven đô là rất lớn, giá cả cũng được dàn đều ra các khu vực, mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá cả thị trường ở đây cũng sẽ mềm hơn và thích hợp với nhiều tầng lớp dân cư hơn.

Từ năm 2008, UBND thành phố Đà Nẵng đã triển khai các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị lớn ở quận Ngũ Hành Sơn, dự án xây dựng khu phố chợ Hòa Hải rộng hay Làng Đại học Đà Nẵng… Ngoài ra, thành phố cũng đầu tư mở rộng các tuyến giao thông như đường vành đai phía Nam thành phố nối từ quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Hòa Vang đến đường Trần Đại Nghĩa, quận Ngũ Hành Sơn dài 5,1 km, rộng 33m…

Với việc đầu tư nói trên, hơn 3.500 ha đất vùng ven phía Nam thành phố thuộc khu vực trên đã biến thành đất ở đô thị có giá trị cao...

Đầu tư vào đất vùng ven


Xu hướng đầu tư vào bất động sản vùng ven ngoại thành là xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa ngày càng mạnh của đất nước.

Khi nền kinh tế phát triển, cùng với nhu cầu mở rộng đô thị thì nhu cầu về nhà ở, văn phòng làm việc, khu công nghiệp cũng tăng theo. Trong khi đó, nhà đất ở khu vực nội thành đã bị quá tải về nhiều mặt nên việc chuyển hướng ra vùng ven là một giải pháp cho nhiều người dân đô thị cũng như các chủ đầu tư phát triển dự án bất động sản hiện nay.

Hơn nữa, giá đất vùng ven đô không quá cao, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người. Vì vậy, đất ven đô không chỉ mở ra cơ hội sở hữu cho các "đại gia" mà cả những người ít tiền khi muốn an cư để lạc nghiệp. Sự sôi động của đất ven đô còn có sự góp sức lớn của "cuộc cách mạng" di dời các trụ sở làm việc, trường học, các dự án chung cư ra ngoài để giảm tải mật độ dân cư và giao thông tại khu vực trung tâm.

Hiện một số khu vực vùng ven được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn như đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước…, tạo điều kiện thuận lợi để giao dịch bất động sản khu vực vùng ven thành công nhiều hơn.

(InfoTV)

  • Hải Phòng: Chung cư chưa có “đất sống”
  • Nhà ở xã hội: Đẩy mạnh tiến độ nhờ chính sách ưu đãi
  • Tháng 10 sẽ công bố số liệu nhà, đất công
  • Kiểm tra các dự án bất động sản nghỉ dưỡng
  • Hà Nội cấm chuyển nhượng nhà ở xã hội trước 10 năm
  • Chung cư nhỏ, nỗi lo lớn
  • Bài học cho Việt Nam: Cái giá của bong bóng bất động sản tại Trung Quốc
  • Căn hộ Hải Phòng đắt ngang Hà Nội
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!