Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp vốn cho DN bất động sản

Siết tín dụng, nhiều dự án bất động sản rơi vào cảnh ế ẩm. Điều này khiến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đang phải loay hoay tìm hướng đi mới...

Có lẽ vì thế mà thời gian gần đây, rất nhiều hội thảo đã được tổ chức và câu chuyện thường được nhắc tới nhiều nhất đó là giải pháp vốn cho các doanh nghiệp bất động sản. Trong lúc chờ đợi những tín hiệu khả quan hơn của tình hình kinh tế vĩ mô, để vượt khó, giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn đó là giảm giá thành, giảm lợi nhuận và hướng đến đối tượng tiêu dùng thực sự.

Ế ẩm là từ mà giới kinh doanh nói tới hoàn cảnh khó khăn của không ít dự án bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Chỉ riêng TP.HCM, năm 2010 đã tồn đọng khoảng 10,000 căn hộ và thêm 20,000 căn hộ nữa sẽ khó tìm được chủ trong năm 2011. Điều này đã tạo áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, bởi khi vốn vay ngân hàng chiếm đến 70-80% giá trị các dự án, thì chỉ riêng gánh nặng lãi suất đã có thể dẫn họ đến thua lỗ. Vì thế các doanh nghiệp bất động sản đang phải tìm cho mình một hướng đi mới.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó TGĐ CenGroup cho rằng: Dự án chậm lại, giá thành sản phẩm càng cao dẫn đến khó khăn hơn. Vì thế các DN đành phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn…

Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinaland: Nhiều DN bung hàng dù thời điểm này không phải là thời điểm tốt để bán, nhưng vẫn chấp nhận giảm…

Tại hội thảo: “Toàn cảnh thị trường bất động sản - tài chính năm 2011”, giới chuyên môn cho rằng, dù thị trường bất động sản đang ở giai đoạn khó khăn, nhưng đây lại là lúc để sàng lọc các dự án vốn đầu tư quá nóng trong những giai đoạn trước kia.

Theo ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Công ty Đất Xanh: “Các doanh nghiệp có xu thế hợp tác bắt tay nhau để giải quyết nguồn vốn. Thực ra, nhu cầu nhà ở vẫn luôn có, nếu đánh vào phân khúc nhà trung bình thì vẫn tốt. Thực tế, những dự án dưới trên dưới 1 tỷ đồng thì đưa ra bao nhiêu vẫn hết bấy nhiêu”.

Trong lúc này, để giải quyết nguồn vốn trước mắt thì giải pháp khả dĩ mà nhiều nhà kinh doanh bất động sản hướng đến, đó là tập trung đến người tiêu dùng thực sự - đối tượng đã không được đối đãi tử tế trong những cơn sốt nhà đất trước kia, bằng cách giảm giá bán, giảm bớt lợi nhuận. Ở góc độ này, giới chuyên môn lại cho rằng, đây lại là tín hiệu tích cực để có một thị trường bất động sản bền vững hơn.

(VTCNews)

  • Thị trường BĐS Hà Nội: Không phụ thuộc nhiều vào vốn?
  • Đất "sốt" chờ Dự án Đô thị đại học
  • Thị trường mặt bằng bán lẻ: đòi hỏi nhiều hơn
  • Địa ốc TP. Hồ Chí Minh: Dự án cũ, lợi nhuận cao
  • Giới đầu cơ đang thao túng thị trường căn hộ Hà Nội
  • Mặt bằng bán lẻ ở trung tâm vẫn 'cháy hàng'
  • Dự án nước ném qua cửa sổ hàng trăm tỉ đồng ở Đồng Nai: Các cơ quan công quyền góp phần làm thiệt hại
  • Bắc hay Nam, thị trường bất động sản nào hấp dẫn?
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!