Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỗi năm, Tp.HCM 'bốc hơi' 1.400 ha đất nông nghiệp

Theo Sở NN - PTNT Tp.HCM, mỗi năm diện tích đất nông nghiệp của TP bị mất khoảng 1.400 ha, tập trung ở 5 huyện ngoại thành cùng một phần các quận 12, Thủ Đức. Trong vòng 15 năm trở lại đây, 18.000 ha đất nông nghiệp của TP đã “bốc hơi”.

Báo cáo mới nhất của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP chỉ ra một thực trạng đáng báo động: người dân sẵn sàng bán đất hoặc để đất trống mà không đầu tư cho sản xuất, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh. Nguyên nhân là cùng với quá trình đô thị hóa, áp lực về dân số, giá trị đất tăng theo quy hoạch, công tác quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị,... ảnh hưởng lớn đến tình hình quản lý và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Việc chậm giải tỏa các quy hoạch treo, cộng với ô nhiễm chất thải công nghiệp cũng khiến nông dân chưa an tâm sản xuất. Chỉ tay vào mảnh đất khô cằn, cỏ hoang mọc đầy sau nhà, lão nông Trần Văn Thời (ấp 3, xã Tân Nhựt, Bình Chánh) than thở: “Đất hai bên nhà hàng xóm của tôi đều bỏ hoang do ô nhiễm nguồn nước. Đất nhà tôi cũng đang dần không sản xuất được do bị “lây bệnh” từ 2 khu bỏ trống này”.

 
Nếu không tính nhanh quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp ít ỏi của Tp.HCM sẽ ngày càng teo tóp. Ảnh: T.N.Linh

“Với tốc độ phát triển các dự án như hiện nay, sẽ có thêm nhiều nông dân không còn một tấc đất để trồng rau màu, ngô, lúa”, từ nhận định này, ông Huỳnh Công Hùng, Phó trưởng Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP kiến nghị UBND TP cần gấp rút chỉ đạo Sở Tài nguyên – Môi trường, các quận huyện thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, nhằm đảm bảo diện tích đất sản xuất ổn định, lâu dài.

Kinh nghiệm giữ đất nông nghiệp được ông Lê Minh Tấn, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi chia sẻ: “Củ Chi có thế mạnh sản xuất nông nghiệp với nhiều mô hình như trồng rau màu, cây kiểng xuất khẩu... việc giữ đất nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Trong quy hoạch, huyện tận dụng các khu đất bỏ hoang, để chuyển đổi mục đích, không lấy đất màu mỡ, bờ xôi ruộng mật để xây dựng; không cho người dân thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp hiệu quả, quyết giữ được 24.000 ha đất nông nghiệp theo quy hoạch”.

Theo Đất Việt

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!