Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thí điếm hoạt động quỹ tín thác bất động sản tại TPHCM

Theo dự thảo, quỹ tín thác bất động sản được đầu tư 100% vốn vào bất động sản trong khi các quỹ đầu tư khác chỉ được đầu tư tối đa 40%.

Chiều ngày 10/3 đã diễn ra hội thảo của Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, nên cho phép thành lập quỹ tín thác bất động sản huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ quỹ và đầu tư vào lĩnh vực nhà ở.

Quỹ được đầu tư 100% vốn vào bất động sản trong khi các quỹ đầu tư khác chỉ được đầu tư tối đa 40%. Đồng thời, quỹ được ưu đãi về thuế.

Tuy nhiên, thời gian và cơ chế hoạt động cụ thể chưa được Bộ Xây dựng công bố.

Hiện tại mới chỉ có ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính trong lĩnh vực bất động sản khiến các nguồn huy động vốn bị hạn chế, đặc biệt là sau khi ngân hàng Nhà nước yêu cầu siết chặt nguồn vốn cho vay bất động sản và chứng khoán kiềm chế lạm phát.

Theo thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, mảng tạo lập bất động sản (xây dựng nhà cửa, hạ tầng, đô thị...) là lĩnh vực sản xuất vì giai đoạn này cần sử dụng khối lượng rất lớn vật liệu xây dựng, nhân lực... Do đó, không nên siết chặt tín dụng dành cho mảng này.

Còn các khoản vay để mua đi bán lại bất động sản, đầu cơ tích lũy, hay đầu tư vào những dự án kém khả thi, dự án treo... thì mới là lĩnh vực phi sản xuất và còn khiến thị trường thêm bất ổn.

Theo quan điểm của Thứ trưởng Nam, các khoản cho vay của ngân hàng đối với bất động sản cũng cần phân biệt rõ ràng tính chất và hiệu quả của khoản vay, tránh tình trạng siết vốn toàn bộ các hoạt động.

Huy động vốn của nhà đầu tư đã bị hạn chế nhiều sau quy định 71, yêu cầu các chủ đầu tư chỉ tiến hành huy động vốn sau khi hoàn thành phần móng công trình. Giờ nếu nguồn vốn vay từ ngân hàng tiếp tục bị hạn chế, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

(Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Biệt thự Zen Resort có giá 3,8 triệu đồng/m2
  • Quản lý đất đai và chuyện “thả gà ra đuổi” ở Bắc Ninh
  • Cả nước thiếu gần 20 triệu căn hộ
  • Địa ốc Hà Nội rậm rịch chào hàng
  • Hàng trăm tỷ đồng xóa nhà siêu mỏng, siêu méo
  • Khách sạn khởi sắc
  • Thị trường bất động sản 2011: Chủ đầu tư tháo chạy ?
  • 'Méo mặt' vì giao dịch BĐS bằng USD
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!