Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu hàng ngàn tỷ đồng xây nhà cho sinh viên, công nhân

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết, chương trình xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân và người thu nhập thấp tại đô thị đã đạt nhiều kết quả nhưng đang thiếu hàng ngàn tỷ đồng vốn.

Nhà ở sinh viên: Vẫn thiếu vốn

Theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho 94 dự án nhà ở sinh viên tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 2 bộ (Quốc phòng và Công an) với tổng số vốn hai năm 2009 và 2010 là 5.500 tỷ đồng.

Đến nay toàn bộ 94 dự án đã được khởi công, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng được 330.000 chỗ ở cho sinh viên.

Cụ thể, tổng số khối nhà ở đang được triển khai xây dựng là 251, trong đó có 53 khối cao trên 10 tầng (chiếm 21,2%); 32 khối cao từ 7-10 tầng (chiếm 12,8%); 166 khối cao dưới 7 tầng (chiếm 66%).

Tính đến ngày 31/8/2010, các dự án đang triển khai có khối lượng xây lắp hoàn thành đạt 5.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân được khoảng 4.000 tỷ đồng, đạt 73% tổng số vốn đã được phân bổ.

Ước tính đến ngày 31/12/2010, các dự án đang triển khai sẽ có khối lượng xây lắp hoàn thành đạt 8.200 tỷ đồng.

Đến nay đã có dự án (như dự án KTX Cao đẳng nghề dân tộc Tây Nguyên, một số dự án tại tỉnh Thái Nguyên) đã được bàn giao đưa vào sử dụng với 32 khối nhà 5 tầng, đáp ứng khoảng 10.000 chỗ ở cho sinh viên.

Dự kiến đến tháng 10/2010, sẽ có khoảng 90 khối nhà sẽ hoàn thành, đáp ứng cho khoảng 170.000 sinh viên; đến 31/12/2010 sẽ có thêm 25 khối nhà được hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 72.000 sinh viên. Trong năm 2011 sẽ có thêm 99 khối nhà được hoàn thành đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, do cách hiểu của một số bộ ngành và địa phương là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (quy định tại Điều 4 Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg) chỉ được phép để thanh toán chi phí xây lắp hạng mục công trình nhà ở sinh viên mà không bao gồm khoản chi phí xây lắp các hạng mục công trình khác (bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong phạm vi dự án).

Vì vậy, các địa phương, đơn vị thiếu nguồn vốn để thanh toán cho công tác đầu tư xây dựng các hạng mục này nhằm đảm bảo hoàn thành dự án đồng bộ trước khi đưa vào khai thác, sử dụng (đặc biệt là đối với dự án nhà ở sinh viên tập trung).

6.600 tỷ đồng vốn chưa được thẩm định

Về tình hình thực hiện chương trình nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị, các địa phương đăng ký giai đoạn 2009 - 2015 với tổng số 110 dự án; tổng vốn đầu tư là 25.554 tỷ đồng (trong đó vốn của doanh nghiệp là 24.425 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.129 tỷ đồng); quy mô xây dựng 6.039.898 m2 sàn để đáp ứng cho khoảng 960.264 người.

Đến nay đã có 24 dự án đã được khởi công với tổng vốn đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng, tổng diện tích sàn 753.000 m2, góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 125.000 công nhân lao động tại các khu công nghiệp.

Đã có 9 dự án hoàn thành bàn giao (Hà Nội có 1 dự án, TP Hồ Chí Minh 8 dự án) với tổng diện tích sàn là 200.000m2 sàn, đáp ứng khoảng 27.000 chỗ ở cho công nhân.

Về dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, các địa phương đăng ký giai đoạn 2009 – 2015 với tổng số 189 dự án; tổng vốn đầu tư là 28.550 tỷ đồng (trong đó vốn từ các doanh nghiệp là 27.240 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.310 tỷ đồng); với quy mô xây dựng là 7.106.272 m2 sàn; tương ứng với 166.390 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 700.000 người.

Đến nay đã có 37 dự án đã được khởi công, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, tổng diện tích sàn 750.000 m2, góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 64.000 người. Hiện đã có 927 căn hộ hoàn thành phần xây dựng (tại Hà Nội có 815 căn hộ, Tp Hồ Chí Minh 112 căn hộ) và đang thực hiện xem xét các đối tượng để bàn giao việc cho thuê hoặc mua nhà.

Ngày 13/5/2010, Bộ Xây dựng đã có văn bản thống nhất đề xuất các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị. Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có văn bản số về chủ trương tiếp nhận thẩm định cho vay.

Tuy nhiên, cho đến nay 43 dự án (11 dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp và 32 dự án nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị với tổng mức đề nghị là 6.600 tỷ đồng) vẫn chưa được Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định xong nên chưa có dự án được giải ngân.

(tamnhin)

  • Địa ốc 'nóng' quanh các trục giao thông mới
  • Ngân hàng rót hơn 210.000 tỷ đồng vào nhà đất
  • Nhà ở thu nhập thấp có nguy cơ vào tay người giàu
  • “Nỗi đau” của người mua nhà theo giá USD
  • Từ năm 2011-2015, Tp.HCM sẽ xây 39 triệu m2 sàn nhà ở
  • Đất nền dự án vẫn khó bán
  • Đà Nẵng: văn phòng cho thuê ế khách
  • Giá bất động sản - sự phi lý trong cái hợp lý
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!