Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuế chuyển nhượng bất động sản: Kẽ hở từ... cuộc sống

Nhiêu căn nhà giá rẻ... giật mình vì thuế
Nhiêu căn nhà giá rẻ... giật mình vì thuế

Luật thuế nhà, đất với chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản đang có một kẽ hở lớn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng đó còn là một “hành lang” dài để người dân... tự định đoạt. Đó là việc cho phép người dân có quyền lựa chọn hoặc nộp 25% của phần chênh lệch giữa giá bán và giá gốc, hoặc là 2% trên tổng giá trị của nhà, đất.

Chỉ sau một tháng có hiệu lực, những quy định “mở” này đã đưa các giao dịch chuyển nhượng trên thị trường nhà đất đứng “ngoài vùng phủ sóng” của luật thuế này.

Nhà, đất tự dưng “mất giá”

Tại các trung tâm giao dịch nhà đất hiện nay, khó có thể tìm thấy một bản hợp đồng nào có giá trị trên vài tỷ đồng. Vì chỉ cần một thủ thuật đơn giản, chọn cách nộp thuế 2% trên tổng giá trị tài sản được giao dịch. Sau đó 2 bên sẽ “đi đêm” để thay đổi giá trị trên hợp đồng mua bán, chuyển nhượng làm sao càng thấp càng tốt.

Chuyển nhượng bất động sản
có 3 loại thuế, phí:

1. Thuế trước bạ: 0,5%

2. Thuế chuyển nhượng bất động sản: 2%

3. Thuế TNCN 2% tính trên tổng giá trị giao dịch hoặc 25% tính trên phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua + các chi phí hợp lệ (nếu có).

Đấy là trường hợp mua nhà cá nhân, đối với trường hợp mua đất dự án, hoặc các hợp đồng mua bán của DN thì hoàn toàn thoát khỏi việc nộp thuế bằng cách các khách hàng khi mua nhà của các chủ đầu tư, để tránh phải nộp thuế sang tên khoảng 100 triệu đồng/căn, họ đã chấp nhận không đứng tên căn nhà mà thực hiện một động thái đơn giản nhưng khá hiệu quả là “ủy quyền công chứng”. Khách hàng sau khi mua nhà đến phòng công chứng sẽ được chủ đầu tư ủy quyền lại cho một cá nhân khác tiến hành chuyển nhượng lô đất, căn nhà đó. Kết quả là cả chủ đầu tư và khách hàng đều “né” được thuế. Tất nhiên, sau đó, để nắm “chuôi dao” khách hàng vẫn phải yêu cầu chủ đầu tư có một bản thỏa thuận về tính pháp lý của hợp đồng và căn nhà đó.

Theo một quan chức trong ngành thuế, vẫn biết tình trạng người dân khai sai so với giá trị thực của căn nhà, lô đất khi bán, song lại không có cơ chế nào để kiểm soát và xử phạt, vì cơ quan quản lý cũng chỉ căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ do hai bên nộp lên, dù đã có công chứng.

Cũng theo chuyên gia này, do mua bán nhà đất là hợp đồng mua bán dân sự, phần lớn được thực hiện bằng tiền mặt trao tay nên việc xác định giá mua bán thực tế là rất khó khăn, dẫn đến tạo kẽ hở cho người dân khai báo sai giá trị của bất động sản chuyển nhượng.

Hạn chế cách nào ?

Theo đại diện ngành thuế, Luật quản lý thuế hiện nay đã quy định, mua bán hàng hóa với giá trị trên 50 triệu đồng mới được khấu trừ thuế. Chỉ sau một thời gian thực hiện, quy định này đã hạn chế đáng kể tình trạng tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp và kê khai khống giá trị hàng hóa.

Chính vì vậy,  để hạn chế tình trạng lách thuế chuyển nhượng bất động sản hiện nay, Nhà nước cần có những chế tài bắt buộc mua bán nhà, đất cũng phải thực hiện giao dịch qua ngân hàng, nhằm giảm thiểu tình trạng khai sai giá trị khi chuyển nhượng bất động sản.

Tuy nhiên, dưới góc độ người tiêu dùng, anh Nguyễn Linh (một người mua nhà) cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là nếu Nhà nước muốn khuyến khích người dân tự nguyện nộp thuế thu nhập cá nhân thì trong thời gian đầu áp dụng nên hạ mức thuế suất xuống 1% nhằm khuyến khích và tạo thời gian chuẩn bị cho người dân làm quen với việc đóng thuế và giao dịch qua ngân hàng.

Thậm chí, đơn giản nhất là cứ thu tiền đất theo % của bảng giá đất hàng năm. Đồng thời ban hành thêm bảng giá m2 xây dựng hàng năm (cấp 4, kiên cố ...) rồi thu tiền nhà dựa trên đó.

(Theo Hải Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hà Nội thống nhất khung giá đất 2010
  • Thị trường bất động sản đang diễn biến trái chiều
  • Hà Nội: Tiếp tục triển khai 2 dự án Khu đô thị mới
  • Grand Plaza - điểm sáng phía Tây Thủ đô Hà Nội
  • Nhà đất và chuyện thẩm định giá
  • Xây biệt thự 5 sao trong Trung tâm Hội nghị Quốc gia
  • Bất động sản du lịch: Tiềm năng nhiều, rào cản không ít
  • Thị trường bất động sản Việt Nam bùng nổ nhẹ vào cuối 2009
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!