Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội xung đột quốc lộ 32

 Sau khi kiểm tra, rà soát hồ sơ thiết kế tuyến metro đầu tiên của Thủ đô, Sở QH-KT và Sở GTVT Hà Nội vừa phát hiện khoảng 20 điểm xung đột công trình hạ tầng kỹ thuật giữa tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội với dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 đã được Bộ GTVT phê duyệt.

Đoạn quốc lộ 32 đang được thi công phục vụ Đại lễ nghìn năm có tới 20 điểm xung đột với dự án metro Hà Nội này chỉ dài khoảng 4km, từ Km10+420 - Km14+493,65. Hiện khối lượng thực hiện trên công trường đã đạt 35 - 40%, cấu kiện đúc sẵn đã đúc xong 100%. Còn tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đã được Thành phố phê duyệt từ tháng 4/2009, hiện đang triển khai thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị thi công.

Đơn cử một số điểm xung đột vừa phát hiện: Xung đột giữa trụ P130 với cống ngang D1000 tại Km11+031; xung đột giữa trụ P133 với hầm đi bộ H2 tại Km10+969; xung đột tại trụ 140 với hầm đi bộ H1 và tuyến  ngang đường tại Km10+769; xung đột giữa ga S2 và hệ thống hào kỹ thuật đoạn GT2-37 đến GT2-40...

Tuyến metro này có khoảng 15-16 ga với khoảng cách mỗi ga chừng 780-830m. Ảnh minh họa.

Cụ thể, gói thầu số 1 có 5 điểm xung đột, gói thầu số 2 cũng 5 điểm xung đột, gói thầu số 3 có 6 điểm và gói thầu số 4 xung đột tại 4 điểm.

Liên Sở trên cho rằng, đối với các vị trí xung đột nhưng chưa triển khai thi công tại hiện trường - vấn đề đơn giản hơn vì có thể di chuyển tránh các công trình của dự án đường sắt mà không làm phát sinh thêm khối lượng. Những điểm này, các Sở kiến nghị điều chỉnh ngay thiết kế thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 32 và tổ chức thi công, lập hồ sơ trình Bộ GTVT sau, nhằm đảm bảo tiến độ thi công phục vụ Đại lễ nghìn năm.

"Đối với các vị trí có xung đột, có thể điều chỉnh thiết kế để dịch chuyển nhưng làm phát sinh tăng thêm khối lượng, đề nghị UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương cho điều chỉnh thiết kế của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 (dịch chuyển). Sở GTVT có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế dịch chuyển và dự toán bổ sung trình Bộ GTVT phê duyệt trước khi tổ chức dịch chuyển" - hai Sở đồng trình.

Nếu bắt buộc phải dịch chuyển các hầm đi bộ, liên Sở GTVT - QHKT Hà Nội đề nghị cho phép nghiên cứu thay thế dạng kết cấu khác hoặc không triển khai thi công các vị trí gần ga đường sắt trên cao, vì tại các vị trí ga đường sắt đã có cầu đi bộ lên xuống.

Với 2 hầm đi bộ thuộc dự án nút giao Mai Dịch và 1 cầu bộ hành thuộc đoạn Cầu Diễn - Mai Dịch, cơ quan chuyên môn Hà Nội kiến nghị có thể tạm dừng thi công 2 hầm đi bộ và chấp thuận không triển khai thi công cầu vượt đi bộ. Vị trí lối đi bộ qua đường sẽ kết hợp với các lối ra vào ga metro.

Liên Sở này đã đề xuất nhiều phương án thay thế, dịch chuyển nhằm giải quyết các xung đột kể trên, tổng chi phí phát sinh khoảng hơn 5,8 tỷ đồng và khiến tiến độ thi công chậm chừng 100 ngày.

(Theo KH&ĐS)

  • Treo thưởng 50.000 USD cho đồ án quy hoạch Nhơn Hội
  • Tiếp tục bán đấu giá sai quy định
  • Thị trường bất động sản Đồng Nai, Bình Dương gây bất ngờ
  • VN chưa có tiêu chuẩn cao ốc?
  • Mốt bất động sản 'xanh' tại TP HCM
  • Hà Nội đề xuất phân vùng và phát triển nhà cao tầng
  • Tp.HCM: nhiều công trình sai phép vẫn tồn tại
  • Tp.HCM: giá thuê mặt bằng bán lẻ cao nhất 250 USD/m2
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!