Dự án chung cư cho người thu nhập thấp tại khu đô thị Việt Hưng, quận LongBiên do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội triển khaixây dựng. Ảnh: Tuấn Anh |
Mộtloạt dự án xây dựng nhà cho người thu nhập thấp (NCNTNT) đang được cáccơ quan chức năng của Hà Nội ráo riết xây dựng để UBND TP trình Thủtướng phê duyệt trong tháng 9.
Tuynhiên, giải quyết "điểm nóng" này không đơn giản, càng không phải làchuyện ngày một ngày hai. Doanh nghiệp đầu tư vào NCNTNT được hưởngnhiều ưu đãi nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải tỏa để đẩy nhanhnhững dự án này.
Được ưu đãi nhưng vẫn khó
Nhàở xã hội, trong đó có nhà ở cho người thu nhập thấp (gồm cả nhà ở chosinh viên, khu công nghiệp) đã được nhấn mạnh như hướng trọng tâm trongLuật Nhà ở do Quốc hội thông qua vào năm 2006. Song trên thực tế cácnhà đầu tư chỉ quan tâm xây dựng nhà ở thương mại, chung cư cao cấp… đểnhanh hoàn vốn và đạt lợi nhuận cao. Trong khi đó, với thành phố pháttriển như Thủ đô Hà Nội, người thu nhập thấp vẫn chiếm đa số trong dâncư và đang có nhu cầu bức xúc về nhà ở.
Cóthể nói, trong thời kỳ bao cấp, những người thuộc đối tượng thu nhậpthấp được sự trợ giúp từ "ba bề bốn bên" mới có khả năng tạo dựng chomình một nơi "an cư". Trong suốt thời kỳ dài từ sau ngày Thủ đô giảiphóng đến 1994, TP Hà Nội đã dành ra hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để đầutư xây dựng, đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho những người thuộc diện chínhsách xã hội, tuy vậy cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thực tế.
Năm1994, thời kỳ bao cấp về nhà ở chấm dứt, tiền nhà được tính vào lươngcho CBCNV. Với cơ chế thị trường, người dân sẽ tự lo nơi ở, nhưng có sựtrợ giúp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng. Song ở một thành phố "đấtchật người đông", 60-70% dân cư thuộc diện thu nhập thấp không thể tựlo được nơi ở nếu không trông chờ vào chính sách của Nhà nước. Để tạohành lang pháp lý hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư, mới đây Chính phủ đã banhành Nghị quyết số 18/NQ-CP và Quyết định số 67/2009/QĐ-CP; theo đó,chủ đầu tư các dự án nhà ở thu nhập thấp được hưởng các cơ chế ưu đãi,như được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án; đượcáp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất (thuếsuất 0%), được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (DN)trong4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập DNtrong 5 năm tiếp theo, áp dụng thuế suất thu nhập DN là 10% trong suốtthờigian hoạt động. Bên cạnh đó, DN còn được hỗ trợ tín dụng đầu tư từ cácnguồn, được cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình vềnhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằmbảo đảm giảm giá thành xây dựng công trình. Ngoài ra, được áp dụng hìnhthức tự thực hiện nếu đủ năng lực theo qui định của pháp luật hoặc chỉđịnh thầu đối với các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp và mua sắmthiết bị… Song các nhà đầu tư vẫn ngần ngại chưa muốn vào cuộc. Lý dolà DN khó tiếp cận nguồn vốn vay và thủ tục đầu tư lại phức tạp hơn cácdự án kinh doanh bất động sản thông thường. Việc các DN bị khống chếgiá bán, giá cho thuê và đối tượng thuê, mua… dễ dẫn đến thua lỗ, nếukhông cho thuê hoặc bán hết nhà theo kế hoạch.
Khu nhà ở cho công nhân. sinh viên thuê tại Kim Chung, Đông Anh. |
Giá nhà gấp 25-30 lần thu nhập bình quân
Thunhập bình quân theo đầu người ở Hà Nội hiện nay khoảng 10-15 triệuđồng/năm, trong khi giá nhà ở trung bình lên tới 300 -400 triệuđồng/căn với diện tích khoảng 50m2 (khoảng 6-8 triệu đồng/m2). Như vậy,giá nhà ở Hà Nội cao gấp khoảng 25-30 lần thu nhập bình quân theo đầungười/năm. Có nghĩa, một người làm việc ở Hà Nội phải từ 25-30 năm vớiđiều kiện không chi dùng đến thu nhập mới đủ tiền mua một căn nhà để ở.Mức giá nhà như vậy, nếu xét trong tương quan với mức lương là rất cao.
Theokế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2010, Hà Nội sẽ xây dựng 8,865 triệumét vuông nhà ở theo dự án, trong đó 1 triệu mét vuông là cải tạo lạichung cư cũ và 7,865 triệu mét vuông xây mới. Như vậy, quỹ nhà dành chongười thu nhập sẽ được bổ sung thêm 1,786 triệu mét vuông (tương đương35 nghìn căn hộ theo tiêu chuẩn). Như vậy cho thấy, cung về nhà ở trênđịa bàn Hà Nội nói chung và cho người thu nhập thấp nói riêng còn rấthạn hẹp xét cả về số lượng, mức bình quân diện tích ở và chất lượng cănhộ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số cơ học ở Hà Nội đã vượt xa dự báo.Trong đó có nguyên nhân, những người từ các địa phương cónhucầu mua nhà tại Hà Nội để ở hoặc cho con cái đã làm tăng đáng kể lượngcầu về nhà đất. Tình trạng này cùng với nạn đầu cơ đã đẩy giá nhà đấttăng cao. Với giá nhà đất như hiện nay, nhiều người dân đô thị khôngthể mua nổi một căn hộ để ở. Vì vậy, việc xây dựng nhà cho thuê nhằm
Nềnkinh tế nước ta đang chuyển mạnh theo xu hướng hội nhập và thị trường,mà mặt trái của nền kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu nghèo giatăng. Nếu tình trạng phân hóa kéo dài và không được xử lý kịp thời sẽgây hiệu ứng tiêu cực về mặt xã hội, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến sựtăng trưởng bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, phát triển nhàxã hội phải được đặc biệt quan tâm.
(Theo Thanh Mai // Hanoimoi Online)