Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty đóng cửa, tiền cổ đông đi về đâu?

Cổ đông nhiều công ty đang đứng ngồi không yên khi công ty mình bỏ vốn đầu tư có khả năng ngừng hoạt động, khoản vốn đầu tư có khả năng mất trắng, hoặc tệ hơn, như cổ đông công ty CotecStar, họ không biết tiền của họ đi về đâu.

Thị trường, một lần nữa đặt ra câu hỏi về vai trò của thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát trong công ty, khi sự minh bạch trong công bố thông tin của doanh nghiệp đến hồi báo động đỏ, bởi không ít doanh nghiệp giấu những tin thua lỗ cho đến những tin động trời như công ty phá sản.

Cuối tuần qua, công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Ngôi Sao (CotecStar) có cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường. Hai năm nay mới gặp được lãnh đạo, nhưng cổ đông CotecStar chẳng hề tay bắt mặt mừng, bởi từ khi thành lập công ty, họ không có cổ tức, cũng như không được báo cáo hoạt động của công ty. Chỉ đến khi khiếu nại, họ mới nhận được thư triệu tập đại hội cổ đông bất thường với tuyên bố thua lỗ và phá sản.

Tiền của tôi đi về đâu?

CotecStar, có cổ đông sáng lập là công ty cổ phần Kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng (Cotec Group) chiếm 60% vốn điều lệ (vốn điều lệ 10,7 tỉ đồng). Theo báo cáo tài chính, CotecStar đã lỗ trong năm 2009 hơn 1 tỉ đồng, 2010 lỗ hơn 2,8 tỉ đồng.

Theo lời cổ đông Trần Kế Hào, trong năm 2010, ông Phạm Anh Tuấn, tổng giám đốc CotecStar có mâu thuẫn với lãnh đạo Cotec Group nên nghỉ việc và kéo theo hầu hết nhân viên, công ty ngừng hoạt động. Tuy nhiên, hội đồng quản trị và ban kiểm soát đã không thông báo tình hình cụ thể với cổ đông.

Các cổ đông – phần lớn là nhân viên CotecStar – không biết tiền của họ đã được sử dụng như thế nào. “Chúng tôi muốn minh bạch và muốn biết tiền của chúng tôi đi đâu? Chúng tôi còn gì và nhận được gì?”, họ nói.

Đại hội cổ đông bất thường CotecStar đã phải hoãn lại, vì cổ đông cho rằng tài liệu không đáng tin cậy và không có giá trị pháp lý (không có con dấu của công ty), ban kiểm soát vắng mặt... Cuộc họp sẽ tiến hành vào một tháng sau, nhưng các cổ đông gần như biết rằng, công ty chẳng còn gì để chia cho họ.

Cũng giống như trường hợp Cotecstar, không hiếm cổ đông công ty cổ phần Dược Viễn Đông (DVD) đến sát ngày 25.8 mới biết mình đang cầm trên tay những mảnh giấy vụn. DVD sau vụ thao túng giá cổ phiếu của ông tổng giám đốc, đã nộp đơn phá sản vào tháng 5, thì trước đó đến tháng 3, cổ đông lớn là quỹ PENN II của tập đoàn BankInvest, đã thoái vốn toàn bộ 3,6 triệu cổ phiếu, tương đương 30% vốn DVD, ước tính lỗ hơn 200 tỉ đồng. Ông Hans Christian Jacobsen, người của BankInvest, ngay sau đó cũng từ chức thành viên hội đồng quản trị ở DVD, có lẽ đã nhận thấy rời đi là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho khoản đầu tư.

Ban kiểm soát ở đâu?

Những yếu tố quan trọng nhất khi đầu tư vào một công ty là nhân tố lãnh đạo, sự minh bạch tài chính công ty, và chiến lược phát triển. Trong đó, sự minh bạch không chỉ khó tìm ở những công ty nhỏ, mà ở các công ty lớn cũng là một vấn đề khiến các nhà đầu tư đau đầu. Ông Louis Nguyễn, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM), từng nói khi bỏ vốn vào một công ty: “Chúng tôi bỏ vốn vào vì thấy tình hình minh bạch ở công ty đó”.

Theo quy định, ban kiểm soát, đại diện cho lợi ích của cổ đông và công ty, là một công cụ giám sát hội đồng quản trị và những người điều hành doanh nghiệp. Song, lâu nay trên thực tế, dù ban kiểm soát cũng được trao đầy đủ các quyền, nhưng vì quyền lợi không tách bạch, nên phần lớn hoạt động của họ là lặp lại theo lệnh lãnh đạo công ty.

Hồng Sương

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Sài Gòn Tiếp Thị)

  • Những cổ phiếu ồn ào
  • Nhà đầu tư ngóng việc miễn thuế chứng khoán được thực thi
  • Thu hút FDI 8 tháng: Giải ngân vượt lên, đăng ký “lẹt đẹt”
  • Thiếu chế tài, có thể thêm nhiều DN “khất lần” cổ tức
  • Tìm vốn từ kênh chứng khoán nợ
  • Lãi giả - lỗ thật, hệ lụy và hướng giải quyết
  • Lợi nhuận ảo lộ diện trong báo cáo tài chính soát xét
  • DN thép “sống tốt” nhờ lối đi riêng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!