Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng kép hay cơ hội mua cổ phiếu khi thị trường điều chỉnh?

 Nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và khả năng suy thoái kép toàn cầu đã khiến các chỉ số chứng khoán thế giới có một tháng 5 đáng thất vọng. Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm trung bình 8 - 9% trong tháng và có tháng 5 giảm sâu nhất kể từ cuộc đại suy thoái vào năm 1940. Vấn đề hiện tại là vay nợ của châu Âu và các chính phủ khác đáng lo ngại đến mức nào?

Tình hình châu Âu và những quan điểm trái ngược


Một số ý kiến lo sợ về khả năng nợ quốc gia sẽ dẫn tới sự suy thoái kép trên toàn cầu. Điều này tương đương với việc GDP âm trở lại trong 1 - 2 quý liên tiếp. Cho tới nay, xác suất xảy ra viễn cảnh này chưa cao. Một số nước châu Âu (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Iceland) đã và sẽ có suy thoái kép, nhưng châu Âu nói chung vẫn được OECD dự báo sẽ tăng trưởng dương trong năm nay. Cuộc khủng hoảng nợ quốc gia này được hy vọng là sẽ hạn chế quanh khu vực châu Âu (thay vì lan ra toàn thế giới).

Theo nhận định của HSBC, TTCK đi xuống chỉ là sự điều chỉnh bình thường, nhưng đã bị cộng hưởng bởi sự kết hợp giữa nỗi lo về châu Âu, sự cải thiện vĩ mô toàn cầu chậm lại, lợi nhuận DN bắt đầu mất gia tốc, các gói kích cầu đang được rút lại và chính sách mới điều tiết khối tài chính của Mỹ. Khi các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng có dấu hiệu chững lại và rủi ro gia tăng, NĐT đã nhanh chóng tìm đến các kênh bảo toàn tài sản như trái phiếu Mỹ hay vàng, tạo nên những đợt tháo chạy quy mô nhỏ.

Trước mắt, điểm tích cực là khủng hoảng châu Âu sẽ khiến quá trình rút các gói kích thích kinh tế và thặt chắt tiền tệ chậm lại. Điều này có thể tốt trong ngắn hạn (với các kênh đầu tư vào tài sản rủi ro), nhưng không làm bớt đi những rủi ro với tương lai của nền kinh tế thế giới. Nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa được giải đáp là: liệu Hy Lạp có vỡ nợ không và nếu có thì khi nào điều này sẽ diễn ra? Các ngân hàng châu Âu đang nắm giữ khoảng 2.800 tỷ USD (89% số nợ cho vay của các tổ chức quốc tế đối với chính phủ của các nước PIIGS) sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới tiêu dùng và niềm tin của giới đầu tư…? Khi các câu hỏi này chưa được giải đáp, thị trường sẽ ít có động lực để tăng trưởng.

Diễn biến kinh tế và TTCK Việt Nam: Hưởng lợi hay thiệt hại?

Tại Việt Nam, ảnh hưởng trước mắt của khủng hoảng nợ châu Âu chủ yếu mang tính chất tâm lý, nhưng lại "hợp lý" khi NĐT có nhu cầu cắt giảm danh mục đầu tư do quan ngại khả năng xấu (là khủng hoảng kép) có xác suất trở thành hiện thực. Vào cuối tuần trước, khi chỉ số rủi ro của các thị trường thế giới giảm xuống, chúng tôi thấy trở lại những động thái mua và tạo dựng lại danh mục, nhất là khi các chỉ số kỹ thuật rơi vào vùng "quá bán", tạo cơ hội thu lợi nhuận trong ngắn hạn. Nhưng do sự thiếu động lực từ các yếu tố vĩ mô và DN nên hành động chốt lời của NĐT diễn ra nhanh chóng, đưa thị trường ở thế giằng co ở quanh mức 500 - 520 điểm.

Ảnh hưởng trực tiếp của châu Âu đến Việt Nam là không quá lớn: châu Âu chiếm khoảng 16,6% giá trị xuất khẩu và 9,3% giá trị nhập khẩu, đầu tư FDI vào Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên, đây là thị trường chính mà Việt Nam xuất siêu, nên sự sụt giảm xuất khẩu vào thị trường này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cán cân thương mại. Đồng thời, Việt Nam còn chịu một số tác động gián tiếp như: nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu thô từ Việt Nam của các nước xuất khẩu vào châu Âu (Trung Quốc, Nhật Bản) giảm sút, VND neo vào USD nên sức cạnh tranh kém hơn các đồng tiền khác hiện thả nổi tỷ giá… Do vậy, chúng tôi cho rằng, thị trường nội địa vững mạnh nhiều khả năng vẫn sẽ là động cơ thúc đẩy tăng trưởng chính trong thời gian tới, các DN hướng thị trường nội địa sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn so với DN xuất khẩu.

Diễn biến của TTCK trong quý II/2010

Những động thái tích cực của các nước châu Âu cũng như sự ủng hộ (ít nhất về mặt ngôn từ) của Trung Quốc và Mỹ đã khiến NĐT toàn cầu tạm yên tâm. Tại Việt Nam, các yếu tố về kỹ thuật cũng như yếu tố vĩ mô (CPI tháng 5 thấp, CPI trong quý II được ủng hộ bởi sự sụt giảm của giá hàng hóa nguyên vật liệu thế giới, Chính phủ nỗ lực giảm lãi suất ngân hàng, khả năng GDP quý II/2010 tốt) đang ủng hộ sự đi lên của TTCK. Tuy nhiên, TTCK cần một động lực mạnh và cụ thể từ các biến chuyển về kinh tế vĩ mô (nới lỏng tín dụng mạnh mẽ).

Nhân tố thứ hai có tác động tới sự phân hóa trên TTCK là kết quả kinh doanh quý II  của các DN, theo dự đoán của chúng tôi sẽ không đồng đều, ngay cả trong một ngành.

TTCK đang được định giá khá rẻ so với tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế và triển vọng các DN niêm yết nói chung, nên khá hấp dẫn cho đầu tư dài hạn. Chưa kể, lực đỡ của TTCK cũng đến nhờ luồng tiền giải ngân của NĐT nước ngoài. Quan trọng hơn là định giá này dựa trên kế hoạch kinh doanh thận trọng của DN trong khi lạm phát đã được kiềm chế khá tốt. Tuy nhiên, TTCK quốc tế được dự báo sẽ còn trải qua một mùa Hè đầy biến động nên sẽ không ngạc nhiên nếu trong ngắn hạn, NĐT trong nước tiếp tục ưu tiên lướt sóng và luôn sẵn sàng có giảm bớt danh mục. TTCK sẽ chỉ đi lên bền vững hơn (không có nghĩa là sẽ tăng trưởng nhanh hơn) khi các mối liên thông về tâm lý với thị trường quốc tế giảm bớt (dự tính vào nửa sau mùa Hè). Nhưng đó cũng là lúc mà những đợt huy động vốn quy mô lớn của ngân hàng và DN các ngành khác vào guồng, tạo nên một lượng cung hàng lớn, đồng thời hút tiền ra khỏi TTCK niêm yết.

Bài viết được cung cấp bởi CTCP Quản lý quỹ Sài Gòn - Hà Nội (SHF) và chỉ mang giá trị tham khảo

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Góc khuất của những báo cáo phân tích
  • VNI tháng 6: 490-500 sẽ là đáy
  • Tháng 5, nhiều tài khoản... cháy
  • Sắp gỡ khó cho doanh nghiệp FDI niêm yết
  • Gần 151 triệu cổ phần được đấu giá trong tháng 6
  • Khối ngoại bán ròng sàn HO sau 11 phiên mua ròng liên tiếp
  • Cuối tuần: Chịu áp lực chốt lời cao, thị trường chìm trong sắc đỏ
  • VAFI: Chưa nên tính việc mở thị trường thứ 4
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!