Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua ròng của khối ngoại: Chỉ có tác động tâm lý nâng đỡ thị trường

Việc mua bán CK của khối ngoại không mấy hiệu quả, rất nhiều lần họ mua giá cao và sau đó một thời gian lại bán giá thấp. Vì vậy, việc mua bán của khối ngoại ngày càng mất đi tính dẫn dắt thị trường (TT) như trước, mà chủ yếu chỉ có yếu tố tâm lý nâng đỡ TT.

Suốt từ đầu năm đến nay, khối NĐT ngoại nhìn chung mua ròng là chủ yếu. Ngay những lúc TTCK đi ngang, hay có những phiên điều chỉnh giảm, khối này vẫn miệt mài mua. Họ vừa mua những mã BCs mang tính đầu tư dài hạn, nhưng cũng có những mã mua để lướt. Không thể phủ nhận hành động mua của khối ngoại đã nâng đỡ nhiều về tâm lý cho những NĐT cá nhân, mang tính tích cực cho TT.

Tuy nhiên, việc mua bán CK của khối ngoại nếu nhìn nhận theo quan điểm của các NĐT ngắn hạn (lướt sóng) thì không hiệu quả, bởi có thể thấy rất nhiều lần họ mua giá cao và sau đó một thời gian lại bán giá thấp. Nếu để ý mã PPC trong khoảng 20 ngày đầu tháng 5.2010 sẽ thấy có hiện tượng này. Cho nên việc mua bán của khối ngoại ngày càng mất đi tính dẫn dắt TT như trước. Mặt khác, các NĐT ngoại đa số là các tổ chức tài chính đầu tư mạo hiểm, quy mô cũng không phải là lớn so với mức trung bình của các quỹ đầu tư trên thế giới, vì thế tiềm lực tài chính cũng có hạn, không đủ lực để trở thành người dẫn dắt TT.

Hành động mua ròng của khối ngoại lúc này chỉ cho thấy các NĐT nước ngoài vẫn đang nhìn nền kinh tế VN tích cực trong tầm nhìn dài hạn. Nếu bây giờ những NĐT nhìn dài hạn vì lý do gì đó mà ra đi (ví dụ: Bên chính quốc khủng hoảng ngày càng nặng nề, cổ đông của các quỹ đầu tư buộc phải bán rút tiền về...) thì TTCK Việt Nam có thể sẽ lao dốc nặng nề. Trong bối cảnh hiện nay, chỉ cần một tuần bán ròng của khối ngoại là đã khiến cho TT bất an, khó có tổ chức nào có thể hô hào hay đỡ giá được.

Để ý trong thời gian gần đây ngoài việc tham gia trên TTCK, các NĐT nước ngoài đang có xu hướng đổ vốn vào đầu tư trực tiếp trong các lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, các lĩnh vực khai thác khoáng sản, liên doanh xây dựng căn hộ cao cấp/văn phòng cho thuê...

Cho nên nguồn vốn đổ vào đầu tư gián tiếp trên TTCK sẽ không tăng mạnh như trước. Đó có thể là do TTCK VN còn nhiều bất cập, nhiều sai phạm đã không được xử lý đến nơi đến chốn, tính minh bạch yếu, thông tin nội gián và hiện tượng làm giá phổ biến, khiến cho rủi ro trong kinh doanh cao khó lường phần nào khiến cho TTCK bớt hấp dẫn, điều này không có lợi chung cho việc phát triển của TTCK.

(Báo Lao Động)

  • Mua thiếu, bán khống
  • Đợt 1: VN-Index tăng vọt lên 509 điểm
  • Chứng khoán ngày 28/5 - Tin đáng chú ý
  • Chuyển tiền tiết kiệm sang chứng khoán
  • TTCK dưới sức ép tăng vốn
  • Cấm… thì hoạt động "bí mật"!
  • Hai vấn đề với hoạt động M&A trên TTCK
  • Thế nào là công ty đại chúng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!