Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành than – Tiềm năng từ sự khan hiếm

2009: Tăng trưởng nhờ xuất khẩu

Ngành than trong năm 2009 sản xuất khoảng 43 triệu tấn than (tăng 9,8% so với năm 2008), trong đó xuất khẩu chiếm hơn một nửa (25,2 triệu tấn, tăng 28%). Mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng đáng kể, giá trị xuất khẩu lại giảm 7%. Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu than lớn nhất, chiếm đến 81% tổng khối lượng than và 70% tổng giá trị than xuất khẩu của Việt Nam.

Khối lượng nhập khẩu than Việt Nam của Trung Quốc tăng 40% so với năm 2008 là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu than của Việt Nam năm 2009.

Giá bán than trong nước năm qua được điều chỉnh tăng 25 - 30% đối với các ngành tiêu thụ chính như điện, xi măng, giấy, phân bón sau một thời gian dài các ngành này hưởng lợi từ mức giá than thấp hơn giá thị trường.

Bên cạnh đó, định mức lợi nhuận trước thuế tăng từ 2% lên 3% trong quý IV/2009 khiến kết quả kinh doanh của hầu hết các công ty than đều khả quan.

2010: Giảm xuất khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước

Theo chiến lược phát triển của ngành than, khối lượng xuất khẩu than sẽ giảm dần để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Trong năm 2010, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặt kế hoạch tiêu thụ 43 triệu tấn than, trong đó tăng tiêu thụ trong nước lên 15% (25 triệu tấn) và giảm xuất khẩu xuống 28% so với năm 2009 (18 triệu tấn).
 

 

Biến động giá than quốc tế

Kể từ đầu năm 2010, giá than quốc tế đã tăng gần 30% so với giá trung bình năm 2009. Kinh tế thế giới phục hồi cùng nhu cầu tiêu thụ than cho nhiệt điện ngày càng lớn của Trung Quốc, giá than xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2010 được dự đoán sẽ tăng khoảng 25-30% so với giá trung bình năm 2009.

Do Việt Nam sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nhiệt điện, nhu cầu tiêu thụ than sẽ rất lớn và sẽ phải nhập khẩu than cho tiêu dùng trong nước. Một số nhà máy nhiệt điện than sắp chạy hết công suất, như nhà máy Hải Phòng 1 (công suất 600 MW), Quảng Ninh 1 (600MW), Cẩm Phả (600 MW). Cả EVN và TKV đều có các dự án nhiệt điện than lớn trong tương lai gần.

Như vậy, mặc dù sản lượng không tăng nhưng do giá than trong nước và thế giới đang vượt qua vùng giá trung bình của năm 2009 trong xu hướng tăng, lợi nhuận của các công ty ngành than trong năm nay được cho là ổn định.

Từ năm 2012: Việt Nam phải nhập khẩu than

Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam

Ba Tập đoàn: Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Dầu khí Việt Nam (PVN) và Điện lực Việt Nam (EVN) vừa hoàn tất đề án trình Chính phủ xin thành lập Ban chỉ đạo nhập khẩu than cho tổng sơ đồ phát triển điện Việt Nam với nhận định việc nhập khẩu than từ năm 2012 trở đi là nhiệm vụ cấp kỳ.

Dự báo nhu cầu than cho điện năm 2010 ở mức 11,4 triệu tấn; năm 2015 là 63,2 triệu tấn, đến năm 2020 con số này sẽ lên tới 196 triệu tấn. Sản lượng than của TKV không thể đáp ứng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ này.

Việc đầu tư xây dựng mỏ gặp nhiều khó khăn nên sản lượng than theo quy hoạch đến 2015 cung ứng cho nền kinh tế sẽ thấp hơn so với quy hoạch phát triển ngành than. Đến năm 2012, than cho các dự án điện của TKV sẽ thiếu 8,2 triệu tấn, và năm 2015 sẽ thiếu 12,8 triệu tấn. Lượng than phải nhập khẩu dự kiến cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam ở mức 28 triệu tấn năm 2015, và 66 triệu tấn năm 2020.

Cổ phiếu ngành than

Hiện tại có 7 công ty than trực thuộc TKV niêm yết trên sàn HNX, với lượng cổ phiếu niêm yết khoảng 64,5 triệu cổ phiếu, chiếm 0,46% tổng lượng cổ phiếu niêm yết trên hai sàn HoSE và HNX.

Tổng giá trị vốn hóa của các công ty than hiện ở mức 224,53 tỷ đồng (chỉ chiếm khoảng 0.04% tổng giá trị toàn thị trường).

Năm 2009, các doanh nghiệp này đều có tốc độ tăng trưởng tài sản, doanh thu, lợi nhuận cao, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Thống kê trữ lượng khai thác than cho thấy, ngoại trừ TC6, các doanh nghiệp còn lại đều có tổng trữ lượng than lớn, giúp duy trì hoạt động tương đối ổn định trong những năm tiếp theo.

Về chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2009, 5 cổ phiếu trên đều tăng với và mức lợi nhuận bình quân là 7.541. Ấn tượng nhất là thu nhập của NBC lên tới 13.860 đồng/cổ phiếu. Hệ số P/E, P/B bình quân ngành than năm 2007 và 2008 liên tục giảm, với P/E giảm từ hơn 7 lần năm 2007 về 2,4 lần năm 2008, hệ số P/B giảm từ 1,4 lần năm 2007 về 1,05 lần năm 2008.

Nếu so sánh với bình quân chung thị trường, dữ liệu cập nhật đến ngày 4/3/2009, chỉ số P/E bình quân của sàn HoSE là 7,8 lần, sàn HNX là 5,8 lần, cao hơn nhiều so với P/E bình quân ngành than (2,4 lần). Chỉ số P/B bình quân sàn HoSE là 1,8 lần, sàn HNX là 0,9 lần, bình quân ngành than là 1,05 lần…

Nếu lập chỉ số ngành than theo cách tính của VN-Index và so sánh với HNX-Index từ đầu năm 2009 đến hết ngày 26/2/2010 thu được kết quả khá ấn tượng. Theo đó, HNX-Index giảm 20,23%, trong khi chỉ số ngành than giảm 8,69%. Điều này chứng tỏ, cổ phiếu ngành than ít chịu biến động giá hơn so với biến động giá bình quân thị trường.

(Stocknews)

  • Tháng 06-07/2010 HOSE áp dụng thử nghiệm giao dịch thêm buổi chiều
  • UPCoM tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp
  • 17/3: Khối ngoại mua ròng 116,07 tỷ
  • VN-Index giảm mạnh xuống còn 510,85 điểm
  • OTC: Cổ phiếu BĐS khan hàng
  • Kỳ vọng lợi nhuận quý I?
  • Đại lý nhận lệnh chứng khoán biến tướng
  • Nhà đầu tư xả hàng mạnh trên HO
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!