Hơn tháng nay, lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán tăng mạnh, giao dịch trung bình mỗi phiên đều trên 2.000 tỉ đồng. Đây là động lực chính giúp thị trường có những đợt sóng ngắn hạn. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phần lớn của khối lượng tiền trên là do sử dụng đòn bẩy.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại một số công ty chứng khoán (CTCK) lớn, đòn bẩy tài chính đã được mở từ vài tuần nay. Theo đó, mức đòn bẩy cao nhất là 1:3 (khách hàng bỏ vào 1 đồng vốn sẽ được CTCK cho phép giao dịch 3 đồng), tuy nhiên hạn mức tương đối thận trọng mà đa số CTCK cho phép dùng là 1:2 với mức phí tuỳ thuộc vào các công ty. Những CTCK có ngân hàng đứng phía sau có mức phí rẻ như CTCK Sacombank mức phí 0,004%/ngày, còn các CTCK nhỏ mức phí 0,068%/ngày.
Bà Lương Thanh Xuân (Giám đốc phát triển kinh doanh CTCK SME) cho biết: Việc các CTCK mở lại đòn bẩy đã góp phần đáng kể nâng thanh khoản thị trường. Đây là động lực chính giúp VN-Index vượt qua được các mức cản khá dễ dàng. Tuy nhiên, về phía CTCK, do ngân hàng đang thắt chặt nguồn vốn vay nên số lượng tiền mở cho các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy chủ yếu là tiền thực của công ty chứng khoán, do đó cũng bị giới hạn.
Theo anh Tuấn Hải – nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Thăng Long cho biết: “Chỉ cần khách hàng mở tài khoản chứng khoán với số tiền hơn 1 tỉ đồng, CTCK sẽ cho khách hàng dùng đòn bẩy tài chính với một số mã chứng khoán nhất định. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng như con dao hai lưỡi, khi thị trường có xu hướng tăng điểm vững thì sử dụng đòn bẩy có thể nhanh chóng kiếm được nhiều tiền, hạn chế được rủi ro trong khoảng T+... Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng đòn bẩy khó có thể kiếm được tiền và hầu như các nhà đầu tư phải chịu thua lỗ do diễn biến trồi sụt thất thường của thị trường chứng khoán.
Hình thức thứ hai góp phần đẩy dòng tiền mới vào thị trường tăng mạnh cũng khá phổ biến trong giai đoạn vừa qua là repo và cầm cố chứng khoán. Giống như với công cụ đòn bẩy, trong những ngày vừa qua, số lượng và giá trị các hợp đồng repo, cầm cố chứng khoán cũng tăng mạnh.
Một nhân viên môi giới của CTCK cho biết, tỷ lệ repo, cầm cố chứng khoán còn khá thấp, nên việc NĐT sử dụng công cụ này, dù đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn ở mức an toàn. Một cách khác cũng được nhiều NĐT sử dụng để tăng lượng tiền giao dịch lên như các khách VIP được hưởng thời gian thanh toán với lệnh mua muộn (T+2), nhưng lại được ứng tiền ngay khi vừa có lệnh bán đã giúp họ tranh thủ nhân số tiền mình có chỉ bằng chiêu mua lại chứng khoán của chính mình và thực hiện ứng trước...
Ngoài việc sử dụng đòn bẩy, một dòng tiền đầu tư mới được chuyển từ sàn vàng sang chứng khoán cũng góp phần nâng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Cho dù không thể biết được con số cụ thể nhưng rõ ràng tại thời điểm này ngoài thị trường bất động sản thì chứng khoán là kênh đầu tư khá hấp dẫn và thu hút được đông đảo mọi tầng lớp người dân.
Mặc dù đòn bẩy tài chính đã bị thu hẹp nhiều so với năm ngoái nhưng trong chuỗi ngày nở rộ những phiên giao dịch nghìn tỷ vừa qua không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công cụ này. Đây là một trong những động lực chính đẩy chứng khoán Việt Nam đi lên.
(vnmedia)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com