Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuần từ 11/07 – 15/07: Khối ngoại bán ròng hơn 8 tỷ đồng trên cả hai sàn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giảm điểm khá mạnh, nhưng vẫn chưa thu hút được dòng tiền, thanh khoản cải thiện hơn nhưng chủ yếu là do giao dịch thỏa thuận. Khối ngoại đã bán ròng nhẹ trên cả hai sàn giao dịch HOSE và HNX.

Trong tuần này đã chứng kiến sự sụt giảm tại hầu hết các thị trường chứng khoán lớn như Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Tâm điểm vẫn là Mỹ và Châu Âu trước những thông tin về việc chủ tịch Fed cho biết, hiện Fed chưa có kế hoạch tiến hành chương trình mua trái phiếu chính phủ lần thứ 3 (QE) nhằm kích thích kinh tế, Fed cũng cho biết, ngay cả khi không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước 2/8, Mỹ vẫn trả lãi và gốc các khoản nợ Chính phủ, tránh tác động lớn tới kinh tế. Chốt tuần qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 1,39%; chỉ số S&P 500 mất 2,06% còn chỉ số Nasdaq hạ 2,45%. Còn tại Châu Âu thì Fitch hạ xếp hạng của Hy Lạp xuống mức CCC, Ireland bị hạ mức độ tín nhiệm và Châu Âu cam kết hỗ trợ mạnh hơn cho Hy Lạp: Các nhà lãnh đạo sẽ cung cấp các khoản vay rẻ hơn, kì hạn dài hơn và gói cứu trợ linh hoạt hơn cho Hy Lạp và 1 số nước khác. Thị trường chứng khoán Châu Á cũng giảm điểm trọn tuần. Đáng chú ý nhất có lẽ vẫn là giá vàng khi giá vàng tăng phiên thứ 10 lên 1.594.1 USD/oz.

Vàng vẫn là tâm điểm trong nước tuần vừa qua, cùng với đà tăng của vàng thế giới thì tính đến sáng nay giá vàng vượt 39,1 triệu đồng/lượng. So với cuối tuần trước, vàng tăng hơn 1,1 triệu đồng/lượng. Các thông tin vĩ mô đáng chú ý trong tuần gồm: Chính phủ trình các phương án miễn giảm thuế tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Nợ công Việt Nam chiếm gần 60% GDP: Riêng nợ nước ngoài tính đến 31/12/2010 là 835.000 tỉ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010. Lạm phát được dự báo sẽ tăng do giá thực phẩm đang tăng rất mạnh trên thị trường. Về tài chính ngân hàng thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện 9 tổ chức tín dụng vượt tỷ trọng dư nợ phi sản xuất và khẳng định NHNN sẽ áp dự trữ bắt buộc gấp đôi đối với các TCTD này. Lãi suất USD có xu hướng tăng trở lại khi một số NHTM đã thỏa thuận mức lãi suất USD cao hơn mức trần quy định và lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng tăng lên.

Tuần này thì VNindex đã để mất điểm khá mạnh, trong tuần VNindex có 2 phiên tăng nhẹ và 3 phiên giảm điểm mạnh là lý do khiến VNindex mất điểm khá. Kết thúc tuần thì VNindex dừng ở mức 414,74 điểm, giảm 15,58 điểm (Chốt tuần trước thì VNindex dừng ở mức 430,32 điểm). Khối lượng giao dịch trung bình có tăng so với tuần trước nhưng chủ yếu là do giao dịch thỏa thuận tăng mạnh. Ngoài ra việc không được các cổ phiếu vốn hóa lớn nâng đỡ cũng là nguyên nhân khiến VNindex giảm điểm. Cùng chung diễn biến với VNindex thì HNX-index cũng có một tuần giảm điểm, với 1 phiên tăng và 4 phiên giảm điểm thì cả tuần HNX-index đã để mất 1,3 điểm so với tuần trước, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần thì HNX-index dừng ở mức 71,54 điểm. Thanh khoản tại HNX cũng đừng ở mức thấp.

Tuần này thì khối ngoại giao dịch khá ảm đạm tại HOSE, các phiên mua và bán ròng xen kẽ nhau nhưng giá trị mua, bán đều ở mức thấp. Tuần này khối ngoại có 4 phiên bán ròng về khối lượng và 1 phiên mua ròng, đó là phiên ngày 14/07. Còn theo giá trị thì khối ngoại đã mua ròng 3 phiên và bán ròng 2 phiên. Tính chung cả tuần thì khối ngoại đã bán ròng tại HOSE, giá trị bán ròng thấp với chỉ hơn 2 tỷ đồng.

Khối lượng mua, bán lần lượt là 12.115.424 và 14.528.284 đơn vị, chiếm lần lượt 8,82 % và 10,58 % khối lượng giao dịch toàn thị trường. Khối lượng bán ròng là 2.412.860 đơn vị. Giá trị bán ròng tương ứng là 2,19 tỷ đồng.

Tuần này thì hai mã FPT và REE được mua ròng mạnh nhất, cụ thể REE được mua ròng 1,32 triệu đơn vị, FPT được mua ròng 1,19 triệu. Theo sau là các mã ITC 481 nghìn, EVE 262 nghìn, VFC hơn 199 nghìn. Do có thị giá lớn nên theo giá trị thì FPT lại dẫn đầu top với hơn 59 tỷ đồng, REE hơn 15 tỷ đồng. Tiếp theo là các mã DPR 8,9 tỷ, EVE 7,9 tỷ. Cuối cùng mới đến ITC với 6,4 tỷ đồng.

Chuyển sang bán ròng thì tuần này hai mã STB và KBC bị bán ròng khá mạnh. Đứng đầu thuộc về STB với 955 nghìn đơn vị, thứ 2 là KBC với 913,7 nghìn đơn vị. Theo sau là các mã SII, SSC, PVF với cùng trên 500 nghìn đơn vị. Theo giá trị thì STB và KBC cũng đứng đầu với cùng 13 tỷ đồng, VIC đứng thứ 3 với hơn 12 tỷ. Hai mã CII và SSC cùng trên 11 tỷ đồng.

Tại sàn Hà Nội, khối ngoại lại có một tuần bán ròng với giá trị lớn hơn cả HOSE. Trong tuần thì khối ngoại bán ròng 3 phiên và mua ròng 2 phiên, trong đó đáng chú ý là phiên bán ròng khá mạnh vào ngày thứ 6. Tính chung cả tuần thì khối ngoại bán ròng 6,13 tỷ đồng.

Khối lượng mua bán của khối ngoại trong tuần lần lượt là 1.351.760 và 1.802.160 đơn vị. Chiếm tỷ lệ 1,39 % và 1,86 % khối lượng giao dịch toàn thị trường. Chênh lệch mua bán đạt -450.400 đơn vị. Giá trị bán ròng tương ứng là 6,13 tỷ đồng.

Được mua ròng nhiều nhất trong tuần là KLS với 148,5 nghìn đơn vị, theo sau là PVS 90,2 nghìn. Các mã được mua ròng với khối lượng trên 70 nghìn đơn vị là PVE, PVG, ICG…Theo giá trị thì KLS và PVS cũng đứng đầu với cùng trên 1,5 tỷ đồng. Kế đến là các mã PVG, DBC, PVE…

Về phía bán ròng thì đứng đầu trong top là VCG với 477,7 nghìn đơn vị, hai mã SCR và PVX cùng bị bán ròng trên 200 nghìn. Đứng thứ 4 là AAA với 124 nghìn và cuối cùng là mã NTP với 33,9 nghìn đơn vị. Theo giá trị thì VCG cũng đứng đầu với 6,2 tỷ. Ba mã PVX, AAA và SCR cùng trên 2 tỷ. Cuối cùng trong top vẫn là NTP với 1 tỷ đồng.

Dưới đây là thống kê GD NĐTNN tuần từ 11/07 – 15/7/2011:

HOSE
Biểu đồ mua bán ròng trong tuần trên HOSE
(Biểu đồ trên: Theo KL, Biểu đồ dưới: Theo GT)


Giao dịch NĐT NN trong tuần
 MuaBánMua-Bán
KL12.115.42414.528.284-2.412.860
% KL8,82 %10,58 % 
GT515,35 tỷ517,54 tỷ-2,19 tỷ
% GT21,53 %21,62 % 
Thống kê chi tiết
Top 5 mua ròng (Theo khối lượng)
Mã CKMuaBánMua-Bán
REE1.354.54024.9201.329.620
FPT1.728.660538.4901.190.170
ITC543.65062.490481.160
EVE262.8100262.810
VFC209.74010.000199.740
 
Top 5 mua ròng (Theo giá trị, đ/v: 1000 VNĐ)
Mã CKMuaBánMua-Bán
FPT85.962.14126.766.30159.195.840
REE15.656.282288.26515.368.017
DPR10.967.9752.060.6258.907.350
EVE7.975.91007.975.910
ITC7.301.408826.3186.475.090
 
Top 5 bán ròng (Theo khối lượng)
Mã CKMuaBánMua-Bán
STB13.900969.120-955.220
KBC10.660924.380-913.720
CII19.100618.620-599.520
SSC100587.060-586.960
PVF210571.400-571.190
 
Top 5 bán ròng (Theo giá trị, đ/v: 1000 VNĐ)
Mã CKMuaBánMua-Bán
KBC148.11813.192.351-13.044.233
STB188.69913.190.206-13.001.507
VIC231.814.990243.966.290-12.151.300
CII364.11111.874.903-11.510.792
SSC1.95011.472.847-11.470.897
 HASTC
Biểu đồ mua bán ròng trong tuần trên HASTC
(Biểu đồ trên: Theo KL, Biểu đồ dưới: Theo GT)


Giao dịch NĐT NN trong tuần
 MuaBánMua-Bán
KL1.351.7601.802.160-450.400
% KL1,39 %1,86 % 
GT21,07 tỷ27,20 tỷ-6,13 tỷ
% GT2,03 %2,62 % 
Thống kê chi tiết
Top 5 mua ròng (Theo khối lượng)
Mã CKMuaBánMua-Bán
KLS230.00081.500148.500
PVS109.20019.00090.200
PVE83.3007.00076.300
PVG75.000075.000
ICG71.900071.900
 
Top 5 mua ròng (Theo giá trị, đ/v: 1000 VNĐ)
Mã CKMuaBánMua-Bán
KLS2.461.000867.7501.593.250
PVS1.839.250319.1501.520.100
PVG911.5000911.500
DBC807.5800807.580
PVE855.06073.000782.060
 
Top 5 bán ròng (Theo khối lượng)
Mã CKMuaBánMua-Bán
VCG0477.700-477.700
SCR0225.400-225.400
PVX159.800380.500-220.700
AAA4.100128.100-124.000
NTP212.600246.500-33.900
 
Top 5 bán ròng (Theo giá trị, đ/v: 1000 VNĐ)
Mã CKMuaBánMua-Bán
VCG06.204.190-6.204.190
PVX1.834.1104.276.060-2.441.950
SCR02.349.340-2.349.340
AAA65.8102.067.540-2.001.730
NTP6.523.7107.564.220-1.040.510

(Stockbiz)

  • Nhận diện “phần chìm” của hoạt động bán khống
  • Miễn thuế, điểm tựa cho niềm tin trở lại?
  • Thị trường bất động sản: Cần đổi mới phương thức kinh doanh
  • Xu hướng giảm điểm sẽ tiếp tục diễn ra trong những phiên giao dịch tiếp theo
  • Chứng khoán tuần từ 18-22/7: Khả năng xu hướng giảm điểm sẽ tiếp tục
  • Đấu thầu không thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu
  • Khối ngoại bán ròng hơn 17 tỷ đồng trên cả hai sàn giao dịch
  • Sacombank phòng thủ trước áp lực bị thâu tóm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!