Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư các dự án hạ tầng: Tiến độ thể hiện năng lực nhà đầu tư

Năm 2008 được coi là năm đầy khó khăn biến động với nền kinh tế nói chung, cũng như với chủ đầu tư các dự án hạ tầng nói riêng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ các dự án đang thi công cũng như khiến nhà đầu tư e dè hơn với các dự án mới. Trao đổi với DĐDN, ông Trần Văn Cường - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Cường cho rằng, chính những lúc khó khăn như thế này sẽ bộc lộ rõ năng lực thật của nhà đầu tư.


- Trước sự tăng giá của vật liệu xây dựng cũng như ảnh hưởng nặng nề của trận mưa lịch sử , dự án đường Lê Văn Lương kéo dài  giai đoạn I vẫn đảm bảo tiến độ. Chiến lược "vượt khó" này thế nào, thưa ông?

Khởi công từ ngày 20/1/2008,  để dự án nhanh chóng được đưa vào khai thác phục vụ công cuộc phát triển Thủ đô, đồng thời nhằm giảm tải cho tuyến đường Nguyễn Trãi, Thành ủy, UBND TP đã chỉ đạo các cấp các ngành tạo mọi điều kiện phối hợp với chủ đầu tư tiến hành đồng thời vừa GPMB vừa triển khai xây dựng. Sau gần 12 tháng khẩn trương thi công đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, đưa vào sử dụng những km đầu tiên của tuyến đường đi qua Hà Đông. Theo thỏa thuận của hợp đồng BT, thời gian thi công phần đường là 12 tháng, phần cầu là 18 tháng kể từ ngày chủ đầu tư nhận được mặt bằng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ kỹ sư, công nhân đã thi công nhiều km đường giao thông và đường đô thị, tiềm lực tài chính sẵn sàng và là lực lượng máy móc đầy đủ, cùng với sự chủ động về nguồn vật liệu xây dựng như cát, sỏi, nhựa áp-phan...chúng tôi đã đẩy nhanh tiến độ toàn tuyến. Phần đường đã được hoàn thành trong 9 tháng, nếu công tác GPMB khu vực cầu cũng triển khai tốt như phần đường thì chúng tôi đã hoàn thành toàn tuyến. Hiện tại, chúng tôi đang tập trung hoàn thiện nốt các phần việc còn lại để sớm bàn giao tuyến đường cho thành phố quản lý.

- Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, việc triển khai dự án đúng tiến độ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả KTXH đối với dự án, mang lại lợi ích cho cả nhà nước, nhân dân và chủ đầu tư. Biết vậy, nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng có thể thực hiện được trong điều kiện kinh tế hiện nay. Với Nam Cường thì sao, thưa ông?


Tôi cho rằng đánh giá như vậy là hoàn toàn chính xác. Đối với Tập đoàn chúng tôi, đây luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu khi triển khai bất cứ một dự án nào. Thực tế đã chứng minh thông qua các dự án tập đoàn đã triển khai tại các địa phương. Dự án xây dựng HTKT khu đô thị mới phía Đông TP Hải Dương 108 ha có thời hạn là 3 năm, chúng tôi hoàn thành trong 2 năm, dự án xây dựng HTKT khu đô thị mới Hòa Vượng TP Nam Định được triển khai thông thời gian 12 tháng trong khi dự án phê duyệt là 2 năm. Cuối năm 2008, chúng tôi vừa làm thủ tục bàn giao 7 tuyến đường chính tại khu đô thị phía Tây TP Hải Dương (433 ha) và đưa vào khai thác dự án đường 188 theo hình thức BOT. Tại Hà Nội, tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài vừa được thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán sau 12 tháng vừa GPMB vừa thi công... Cũng cần nói thêm là, khi triển khai tuyến đường này chúng tôi đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn do tình trạng "xôi đỗ" trong GPMB do vậy đã phải làm đường công vụ để thi công từng đoạn làm tăng chi phí đầu tư, đó là chưa kể đến việc mất đến 30 ngày khắc phục hậu qủa trận lụt lịch sử. Nhưng chúng tôi luôn nhận thức được ý nghĩa quan trọng của tuyến đường đặc biệt là sau khi Hà Tây sáp nhập với Hà Nội thì việc tuyến đường được đưa vào sử dụng nhanh ngày nào thì nhân dân, đặc biệt những người hằng ngày phải di chuyển giữa Hà Nội và Hà Đông đỡ khổ ngày đó.
 

- Năm 2008 nhiều DN đã gặp không ít khó khăn khi lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng đột biến. Là chủ đầu tư nhiều dự án lớn, nguồn vốn đầu tư có ảnh hưởng tới tiến độ các dự án của Tập đoàn Nam Cường đã thực hiện trong năm cũng như kế hoạch 2009 không, thưa ông?

Ngày 4/3/2009, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp lúc kiểm tra tiến độ đường Lê Văn Lương, ông Trần Văn Cường cho biết hiện Tập đoàn đã tập trung đầy đủ nhân lực, vật lực để đảm bảo thi công giai đoạn 2 dự án ngay khi nhận mặt bằng.

Chúng tôi hiện là chủ đầu tư một số dự án tại các tỉnh, thành phố. Chia sẻ vấn đề này tôi có thể nói, trước hết là mặc dù chúng tôi đã có kế hoạch trong đó đã có phương án dự phòng các tình huống xấu. Nhưng quả thật, chúng tôi đã phải nỗ lực để vượt qua, để bứt phá. Điều may mắn là chúng tôi ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngoài, chủ yếu là vốn nội lực, vốn khai thác từ các dự án đã triển khai từ trước nay đến giai đoạn thu hồi vốn, và nguồn huy động của các đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, với mô hình Tập đoàn, chúng tôi phát huy tốt nhất sức mạnh của các đơn vị thành viên, hạn chế tối đa thất thoát trong khâu xây dựng cơ bản.
 

Do hầu hết các dự án chúng tôi chúng tôi làm chủ đầu tư đã triển khai trước giai đoạn khó khăn như Dự án đô thị mới phía Đông TP Hải Dương (108 ha) khởi động năm 2001 và đã hoàn thành 2 năm sau đó, dự án khu ĐTM phía Tây TP Hải Dương (495 ha) cũng bắt đầu được triển khai từ năm 2003 nay đang trong giai đoạn khai thác, tương tự khu ĐTM Hòa Vượng TP Nam Định (55,6 ha) đã hoàn tất trong năm 2004 và vừa qua chúng tôi đã đưa vào khai thác tuyến đường Phú Thái ( Hải Dương) - Mạo Khê (Quảng Ninh). Trong năm 2008, chúng tôi tương đối rảnh tay vì chỉ tập trung chủ yếu cho đầu tư dự án đường Lê Văn Lương kéo dài với số vốn đầu tư trên 700 tỷ đồng, còn các dự án khác chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc GPMB. Chính vì vậy nên việc triển khai các dự án trong năm 2008  chúng tôi có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với nhiều nhà đầu tư khác, hơn nữa việc giải ngân hơn 700 tỷ đồng cũng dàn đều ra trong toàn bộ quá trình đầu tư vì vậy có thể nói chúng tôi đã và đang kiểm soát tốt tình hình. Trong năm 2009, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các dự án, cụ thể là khởi công đường Lê Văn Lương kéo dài (đoạn Hà Nội) và khu đô thị mới Phùng Khoang, tiếp tục thi công hạ tầng và xây dựng các chung cư cao tầng tại khu ĐTM Cổ Nhuế; Ngay trong tuần này, chúng tôi bắt đầu cho khoan móng khu cao tầng CT7, CT 8 gồm 14  đơn nguyên cao tầng nằm trên đường đường Lê Văn Lương kéo dài. Việc triển khai dự án trục đường Bắc Nam cũng vẫn theo tiến độ đề ra.


-  Xin cảm ơn ông.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Chậm tiến độ nhà máy nước BOO Thủ Đức: Nhà thầu đổ lỗi cho chủ đầu tư (Kỳ 1)
  • Phát triển khu công nghệ cao (CNC): Cần đẩy mạnh hiệu ứng lan tỏa của dự án FDI
  • Phê duyệt quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ
  • Ký kết hỗ trợ tín dụng cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ
  • Khởi động dự án Xây dựng hệ thống sản xuất bền vững các sản phẩm mây tại Lào - Campuchia -Việt Nam
  • Diễn đàn kinh doanh: Manh nha ‘làn sóng’ lớn
  • Hải Phòng: Dự án xơ sợi polyester gần 5.500 tỷ đồng
  • Hà Nội: 1.253 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!