Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ảnh hưởng lạm phát từ Trung Quốc

Lạm phát tại Trung Quốc trong tháng 11 tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua, đưa lạm phát cả năm của quốc gia này lên 3,2% (cao hơn mức dự kiến cả năm 3%) đang gây những ảnh hưởng tiêu cực tới mặt bằng giá cả hàng hóa trong nước, cũng như các biện pháp kiểm soát lạm phát của Việt Nam.

Với mức xuất siêu sang VN lên tới 11 tỉ USD/năm, lạm phát ở Trung Quốc (TQ) tăng cao khiến giá của nhiều hàng hóa, nhất là các mặt hàng phải nhập khẩu nguyên liệu từ TQ đang tăng lên. Hiện tại VN và TQ đang chịu mức lạm phát cao, cũng như những nguyên nhân gây lạm phát khá giống nhau, đặc biệt sự tăng giá như vũ bão của nhóm hàng lương thực, thực phẩm.

Trước áp lực của lạm phát, TQ đang phải tung ra gói chính sách gồm 16 giải pháp, trong đó, tập trung mạnh mẽ vào việc tăng cung hàng nông, thủy  sản. Theo TS Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát (UBGS) tài chính quốc gia - TQ đang đầu tư và hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ cho các vùng chịu thiên tai, dịch bệnh để tăng cung hàng nông sản nhằm cân đối cung - cầu, kiềm chế đà tăng giá của mặt hàng này.

TQ sử dụng nguồn ngân sách lớn phục hồi lại sản xuất nông nghiệp tại các vùng chịu thiên tai như cung cấp: cây con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xây dựng hạ tầng nông thôn... Thậm chí, tất cả các chuyến hàng vận chuyển lương thực, thực phẩm hoặc nguyên liệu phục vụ nông nghiệp bằng đường bộ, đường sắt đều được miễn phí cầu đường.

Trước áp lực thiếu hụt cung hàng nông thủy sản, theo các chuyên gia, hiện giới đầu cơ TQ đang đầu cơ, vơ vét nguyên liệu và nông sản làm tăng giá thực phẩm và hàng tiêu dùng nói chung.

Tình trạng đầu cơ này đang lan sang VN do 2 quốc gia có chung đường biên giới và trao đổi thương mại tự do, làm tăng giá nguyên liệu, nông sản và thủy sản tại VN. Hoạt động đầu cơ được thực hiện dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch, các doanh nghiệp TQ có thể mua gom hàng bằng mọi giá và đẩy lùi các DN Việt Nam, khiến mặt bằng giá cả biến động và khó kiểm soát.

Biện pháp trọng tâm thứ 2 TQ đang áp dụng là thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo TS Phí Đăng Minh - nguyên Vụ phó Vụ Quản lý ngoại hối NH Nhà nước, TQ đang chịu áp lực lạm phát cao, nhưng quốc gia này vẫn chưa tăng lãi suất. Nhiều dự báo cho rằng TQ sẽ tăng các lãi suất chủ chốt trong thời gian ngắn tới đây, nhưng điều đó đang được cân nhắc hết sức thận trọng.

Hiện tại, thay vì tăng lãi suất, TQ tăng công cụ dự trữ bắt buộc để hạn chế lượng tiền trong lưu thông, đóng băng tín dụng để kiểm soát lạm phát. Trong năm 2010, nước này đã tăng 4 lần tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và hiện tại 4 ngân hàng quốc doanh hàng đầu đã phải nâng tỷ lệ này lên tới hơn 18%.

“Tăng lãi suất dẫn tới quá nhiều rủi ro cho nền kinh tế, và TQ đang tỏ ra thận trọng hơn khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc”, ông Phí Đăng Minh nói và cho rằng VN cũng cần phải xem xét cẩn trọng vấn đề tăng lãi suất, vì hiện tại mặt bằng lãi suất quá cao đang khiến chi phí vốn vượt quá sức chịu đựng của DN. Điều này có thể gây ra tác dụng ngược khiến nhiều mặt hàng tăng giá do chi phí đầu vào tăng. Như vậy vừa không thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa kiềm chế đà tăng trưởng của nền kinh tế.

(Báo Thanh niên)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!