Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc đối mặt với nguy cơ lạm phát diện rộng

Quá tập trung ngăn lạm phát lương thực sẽ khiến Trung Quốc gặp khó với kiềm chế giá hàng hóa cao, gây nguy cơ lạm phát diện rộng, đe dọa tăng trưởng.

Hôm thứ 4 vừa rồi, Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp kiềm chế giá cả lương thực ở mức cơ bản nhất. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng hơn trong việc ngăn ngừa sự tăng giá hàng hóa nguyên liệu toàn cầu. Hàng hóa nguyên liệu toàn cầu tăng có thể gây lạm phát diện rộng, đe dọa thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Tối qua, chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát giá đối với lương thực và tiến hành trợ cấp với hàng hóa thiết yếu, đồng thời tăng nguồn cung nhiên liệu trong bối cảnh giá nhiều loại hàng hóa tăng vọt.

Tính đến thời điểm này, lạm phát giá tiêu dùng tại Trung Quốc chủ yếu mới chỉ tính đến yếu tố lương thực và năng lượng. Nhưng tránh xem xét lạm phát tổng thể có thể dẫn đến nhiều khó khăn.

Cung tiền tổng thế của Trung Quốc đã tăng 54% trong 2 năm qua nhờ sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương đối với nền kinh tế xuất khẩu bằng cách can thiệp thị trường ngoại hối để giữ giá Nhân dân tệ thấp. Một lượng tiền lớn ồ ạt đổ vào nền kinh tế Trung Quốc qua các khoản cho vay cực lớn của các ngân hàng quốc doanh trong 2 năm qua nhằm hỗ trợ nền kinh tế đã khiến nước này tăng trưởng đến 2 con số.

Các lãnh đạo Trung Quốc hiện đang lo ngại tác dụng phụ gây lạm phát của các chính sách tài chính. Tối hôm thứ 3 tuần này, phát biểu trên truyền hình quốc gia, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã bày tỏ lo ngại về giá lương thực cao, đồng thời cam kết chính phủ sẽ có hành động thích hợp.

Biện pháp kiểm soát giá và kiếm soát hành chính của Trung Quốc đi ngược lại với đề xuất của nhiều chuyên gia phương Tây. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc nên nới lỏng kiểm soát nền kinh tế, để đồng Nhân dân tệ tăng giá, đồng thời để các yếu tố thị trường ngăn lạm phát.

Chuyên gia của HSBC cho rằng không cần quá lo lắng bởi Trung Quốc có đủ các lựa chọn chính sách cần thiết để đối phó với lạm phát.

Bất chấp những giới hạn có thể có trong khả năng kiểm soát lạm phát, Trung Quốc vẫn được chuẩn bị tốt hơn các nước khác để đối mặt với vấn đề giá hàng hóa thế giới ngày một tăng cao. Bởi Trung Quốc là nước tự cung tự cấp đối với hầu hết lương thực, với thặng dư cán cân thương mại lớn với dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, đạt 2,65 nghìn tỷ USD tính đến hết tháng 9/2010.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế đã rất ngạc nhiên với lạm phát tăng cao của Trung Quốc ở 4,4% trong tháng 10 so với cùng thời điểm năm 2009.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tái khẳng định rằng lạm phát là vấn đề ưu tiên hàng đầu bởi nó có khả năng gây bất ổn xã hội. Mục tiêu của Trung Quốc là sẽ không để lạm phát chạm mức 5% một lần nữa. Vào thời điểm mùa xuân năm 2008, lạm phát của Trung Quốc leo lên đến 8,5%.

Theo chính phủ, nếu không tính giá lương thực và năng lượng, chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng cách tính này không phải là một cách tính đảm bảo.

Các nhà kinh tế Trung Quốc và phương Tây lo ngại rằng chỉ số giá cả của Trung Quốc có thể đánh giá thấp lạm phát khi tách lương thực và năng lượng ra khỏi rổ hàng hóa. Chỉ số giá của Trung Quốc từ lâu đã có những vấn đề về phương pháp luận – như chỉ tính chi phí thuê căn hộ mà không tính chi phí sống trong căn hộ đó, trong khi chi phí kiểu này đang tăng nhanh thời gian gần đây.

Giá lương thực và nhiên liệu toàn cầu tăng cao sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến những nước có thu nhập đầu người thấp như Trung Quốc, nơi mà chi phí cho các đồ thiết yếu chiếm nhiều thu nhập của 1 hộ gia đình hơn so với các nước khác. Chỉ số giá của Trung Quốc tính dựa trên chi tiêu của người dân thành thị, và giả sửa rằng các loại hàng hóa phụ chiếm 1/3 chi tiêu của hộ gia đình. Theo chuẩn của phương Tây thì mức này rất cao. Tại Mỹ, hàng hóa phụ chỉ chiếm 8% trong chỉ số giá tiêu dùng.

Điều này chứng tỏ Trung Quốc đang hướng tới hình thành xã hội tiêu dùng để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu  như đề xuất của các quan chức Mỹ.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!