Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh cho biết kinh tế nước này sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong khi Nhật Bản thông báo mức giảm kỷ lục về hoạt động sản xuất trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đứng trước một giai đoạn ảm đạm trong năm 2009.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ giảm 2,9% năm 2009 và có thể giảm tới 10%. Theo Giám đốc điều hành CEBR, Mark Pragnell, năm 2009 sẽ là năm sụt giảm mạnh nhất về GDP của Anh kể từ năm 1946. Trước đó, Chính phủ Anh dự đoán GDP của nước này sé giảm 1,25% năm 2009.
Dự đoán trên được đưa ra sau một loạt báo cáo bi quan của các nhà bán lẻ châu Âu về mùa bán hàng Giáng sinh 2008. Giới chủ các cửa hàng ở Hy Lạp cho biết sẽ mở cửa hoạt đông kể cả vào ngày chủ nhật sau các kết quả kinh doanh "èo uột" trong thời gian trước lễ Giáng sinh năm nay: Trong khi đó, các cửa hàng ở Anh đã giảm giá tới 90% giá hàng hóa để thu hút khách hàng trong thời gian sau Giáng sinh sau khi doanh số bán trong tháng 11/08 đã giảm so với năm 2007.
Còn tại Nhật Bản, những số liệu kinh tế u ám đang xuất hiện ngày càng nhiều đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này với hoạt động sản xuất trong tháng 11/08 giảm 8,1% so với tháng 10/08, mức giảm mạnh nhát kể từ năm 1953, do nhu cầu "rớt" mạnh buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy và cắt giảm việc làm.
Về phần mình, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Kaoru Yosano đã cảnh báo tình trạng suy giảm trên sẽ còn kéo dài, đồng thời kêu gọi chính phủ, giới doanh nghiệp và người dân cùng chung tay để vực dậy nền kinh tế trong nước.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế tháng 9 vừa qua của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBSGTCQG), cơ quan này nhấn mạnh trong những tháng còn lại của năm 2012 Chính phủ cần tính toán và có những bước đi thận trọng trong việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ. Trước mắt tạm thời chưa điều chỉnh thêm giá trong tháng 10 để củng cố tâm lý thị trường.
Các nhà kinh tế của IMF đã nghiên cứu lịch sử tất cả các thảm họa tài chính toàn cầu và khu vực từ năm 1970-2011. Tuy nhiên cũng còn có một điềm báo khác nữa – đa phần các cuộc khủng hoảng đều diễn ra vào năm trước bầu cử ở những nước lớn. Mà năm nay, ai cũng biết rằng, sẽ có cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và sự thay đổi chính phủ theo kế hoạch ở Trung Quốc.
Dường như đang xuất hiện những thái độ lạc quan thái quá khi nhiều người đã tuyên bố tăng giá, bơm tiền vẫn không lo lạm phát. Trong khi những bài học về lạm phát trước đây do tiền tệ và giá cả vẫn còn nguyên giá trị.
Các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới vẫn đưa ra những nhận định hết sức u ám về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2009, và dự báo tình hình năm này thậm chí sẽ còn xấu hơn năm nay, cho dù các chính phủ đã tung ra hàng loạt kế hoạch kích thích kinh tế.
Viện Tài chính quốc tế (IIF) có trụ sở tại Washington (Mỹ) vừa cảnh báo nền kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm 0,4% trong năm 2009 sau khi tăng trưởng 2% năm 2008.
"Khả năng thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng trước mắt là có thật, và không tránh khỏi những bất ổn xã hội kể cả tại những quốc gia tiên tiến". Nhận định bi quan này do chính Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss Kahn đưa ra ng ày 16/12 trong bối cảnh nền tài chính quốc tế bị thêm một "cú sốc" qua vụ lừa đảo khổng lồ 50 tỷ USD mà thủ phạm là Bernard Madoff.
Thâm hụt ngân sách liên bang năm 2008 của Mỹ có thể sẽ lên tới 1.000 tỷ USD nếu Nhà Trắng sử dụng những phương pháp kế toán tương tự như của các công ty tư nhân.
Đồng hryvnia (UAH) của Ukraine, nước có chính phủ ủng hộ phương Tây, đã mất ½ giá trị trong 6 tháng qua khiến người dân vốn đang gánh nhiều khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ hốt hoảng
Được “châm ngòi” bằng hoạt động cho vay cầm cố nhà dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ mùa hè năm 2007 như một vết dầu loang khắp thế giới. Cho tới giờ phút này, chưa ai có thể dự báo đâu là điểm kết của khủng hoảng, và danh sách những “nạn nhân” của cuộc khủng hoảng này liệu còn dài ra thêm hay chỉ dừng ở đây.
Tỷ lệ lạm phát của Lào tháng 11/08 đã giảm xuống còn 4,55%, mức thấp nhất trong năm nay. Mức này đã giảm hơn 5% so với mức 10,32% của tháng 5 là mức cao nhất trong năm và cũng là mức giảm liên tiếp trong 6 tháng qua, sau khi tăng liên tiếp trong 5 tháng.
Sau khi Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn kêu gọi các nước tăng cường chi tiêu để kích cầu, nhiều chính phủ đã hưởng ứng bằng cách tiếp tục bơm tiền vào thị trường.