Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nước bơm tiền để kích cầu nội địa

Sau khi Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn kêu gọi các nước tăng cường chi tiêu để kích cầu, nhiều chính phủ đã hưởng ứng bằng cách tiếp tục bơm tiền vào thị trường.

Trung Quốc: Tăng tiền mặt 17%

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc hôm 13.12 thông báo, vào năm 2009, nước này sẽ tăng lượng cung tiền mặt thêm 17% để thúc đẩy nhu cầu nội địa. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng lượng tiền cho vay đối với các ngân hàng chính sách lên 14,6 tỉ USD. Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt các biện pháp mà Trung Quốc tiến hành để giúp cho nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới giảm thiểu những tác động của cơn bão suy thoái tòan cầu.

Trước đó, chính phủ đã tiến hành hàng loạt các biện pháp để thúc đẩy nhu cầu nội địa gồm cắt giảm lãi suất liên tục và công bố gói giải cứu trị giá 586 tỉ USD. Trung Quốc đang lo ngại rằng, nếu tăng trưởng GDP của nước này ít hơn 8%, tỉ lệ thất nghiệp sẽ trở nên mất kiểm soát. Ông Liu Mingkang - Chủ tịch Ủy ban Điều tiết ngân hàng cho rằng: "Nếu như GDP của Trung Quốc còn 6-7% thì chất lượng phát triển bị ảnh hưởng nghiêm trọng".

Châu Âu: Tiếp tục giải cứu lần 2

Thủ tướng Tây Ban Nha Rodriguez Zapatero hôm 13.12 cam kết, chính phủ nước này sẽ chi 33 tỉ euro vào năm tới, trong một nỗ lực "lịch sử" để khởi động tiến trình phục hồi kinh tế. Ông Zapatero cho biết, trong số 33 tỉ euro, 19 tỉ euro sẽ được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, 5 tỉ euro chi cho các dự án môi trường và 8 tỉ euro được đầu tư cho chính quyền địa phương. Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha đã công bố kế hoạch trợ cấp kinh tế trọn gói trị giá 11 tỉ euro để giúp nước này đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Báo chí Đức hôm 13.12 đưa tin nước này đang chuẩn bị một kế hoạch giải cứu kinh tế lần thứ hai, trị giá khoảng 40 tỉ euro, sau khi kế hoạch đầu tiên không đạt được kết quả như mong muốn. Các nguồn tin chính phủ nước này cho biết, kế hoạch thứ hai đã được quốc hội thông qua. Tháng 11 vừa qua, Đức đã thông qua gói khuyến khích kinh tế trị giá 50 tỉ euro, nhằm đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, giảm thất nghiệp. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chương trình trên không đủ mạnh để ngăn chặn nguy cơ suy thoái.

Theo các số liệu chính thức do Văn phòng thống kê quốc gia Đức Destatis công bố gần đây, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này trong quý III đã giảm 0,5% (giảm nhiều hơn dự kiến) và trong quý II giảm 0,4%. Về mặt kỹ thuật, kinh tế Đức đã rơi vào suy thoái sau hai quý liên tiếp tăng trưởng giảm. Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, kinh tế Đức suy thoái và theo các chuyên gia phân tích, đây là cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất của kinh tế Đức kể từ năm 1996.

Mỹ: Sẵn sàng chi 1.000 tỉ USD

Nhật báo Phố Wall của Mỹ hôm 13.12 đưa tin, bộ máy chính quyền của Tổng thống đắc cử B.Obama đang lên kế hoạch thúc đẩy kinh tế Mỹ, với một số tiền khổng lồ, có thể lên tới 1.000 tỉ USD trong vòng hai năm. Tuần trước, đội ngũ giúp việc của ông Obama đã cân nhắc về một gói trợ giúp trị giá 500 tỉ USD. Nhưng con số cuối cùng của gói này dự kiến sẽ cao hơn so với dự kiến.
 
Trước đó, ông Obama đã kêu gọi quốc hội thực hiện những biện pháp khẩn cấp giúp hàng triệu lao động Mỹ đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế. Ông cũng cam kết sẽ tạo ra hàng triệu việc làm bằng cách dành một khoản đầu tư mới lớn nhất vào cơ sở hạ tầng quốc gia kể từ khi hệ thống đường cao tốc liên bang được thiết lập từ những năm 1950.

(Theo báo Lao động )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Trung Quốc: Lạm phát chạm mức 8,5%
  • Các cường quốc vật lộn giải cứu nền kinh tế
  • Mỹ “oằn mình” trong bão tài chính
  • LHQ lo ngại kinh tế thế giới năm 2009 tiếp tục suy thoái
  • Giải pháp để vừa kiềm chế lạm phát vừa chống suy giảm kinh tế
  • “Thời kỳ suy thoái hiếm gặp” của kinh tế toàn cầu?
  • Cơn bão tài chính hiện nay “hoành tráng” hơn cuộc Đại suy thoái
  • Liệu pháp "bàn tay nhà nước" trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!