Chính phủ Mỹ đã ứng phó tốt với bài toán Fannie và Freddie. Đến lần sau, họ cần phải hành động nhanh nhạy và cương quyết hơn.
Nếu ngài Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ chưa hói thì giờ này chắc hẳn người ta sẽ nhìn thấy ông đang vò đầu dứt tóc. Ông chắc đã tin rằng việc cứu hai công ty cho vay thế chấp lớn nhất của Mỹ sẽ khôi phục được lòng tin của nhà đầu tư, tuy nhiên mọi chuyện lại không được như ông mong muốn.
Thị trường chứng khoán tăng điểm đúng 1 ngày sau đó nhà đầu tư lại dồn sự chú ý của họ sang ngân hàng Lehman một thời vang danh trên phố Wall nay đang phải cầu cứu khắp nơi để kiếm đường tồn tại.
Hai công ty này có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế đến nỗi nếu chỉ một trong hai sụp đổ, thị trường sẽ trở nên hỗn loạn. Fannie và Freddie cung cấp đến 80% các khoản thế chấp tại Mỹ. Bằng việc ra tay hỗ trợ hai công ty này, Bộ Tài Chính đã giúp Cục Dự Trữ Liên Bang giảm bớt đi một gánh nặng.
Cơ chế theo cách này gần như đã đảm bảo rằng khi có vấn đề gì đó với công ty, giám đốc điều hành chỉ việc ra đi và cổ đông sẽ ở lại chịu trận.
Theo một số chuyên gia, hai công ty này lẽ ra nên được quốc hữu hóa vào tháng 7và kế hoạch hoạt động mới của công ty nên có một lộ trình cụ thể về việc sẽ thu hẹp quy mô hay chia tách hai công ty hợp lý hơn.
Việc giảm quy mô hai công ty sẽ chưa diễn ra cho đến năm 2010. Trong quá khứ Đảng Dân Chủ đã cản trợ kế hoạch hạn chế hai công ty này. Sẽ có một quỹ mới mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp để hỗ trợ thị trường.
Lần mua đầu tiên, họ sẽ mua số chứng khoán trị giá chỉ khoảng 5 tỷ USD. Tuy nhiên một khi việc mua bắt đầu, sẽ rất khó để dừng lại. Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ không mấy hay ho: nếu chính phủ có thể mua lại các khoản thế chấp, tại sao không phải là thẻ tín dụng hay khoản vay mua xe ô tô?
Và khi chính phủ có thể giành hàng tỷ USD cứu Fannie hay Freddie, tại sao không phải là General Motors hay Ford?
Thị trường chứng khoán ban đầu cũng chào đón việc Bộ Tài Chính ra tay cứu Fannie và Freddie. Sự sụp đổ của một trong hai công ty này là quá đủ để gây ra hỗn loạn trên thị trường tài chính.
Kế hoạch này có tác dụng nhất định đối với thị trường nhà đất Mỹ, tuy nhiên đây không phải là một giải pháp toàn diện. Thị trường đã có một số dấu hiệu ổn định tuy nhiên số lượng nhà bán và chủ sở hữu nhà ở mất khả năng trả nợ vẫn tăng cao. Khoảng hơn 9% số chủ sở hữu nhà ở biệt lập có thể sẽ phải đương đầu với vấn đề thu hồi nhà ở. Giá nhà đất theo dự báo sẽ hạ sâu hơn.
Vấn đề thắt chặt tín dụng trong lĩnh vực nhà đất đã không còn là của riêng thị trường Mỹ. Ở Anh, Tây Ban Nha và Ireland giá nhà đất đang hạ mạnh. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tại Mỹ, kinh tế suy yếu tại Nhật Bản và châu Âu, chuyên gia kinh tế học đang nhắc nhiều hơn tới từ “suy thoái”.
Việc thắt chặt tín dụng có bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính. Ngành ngân hàng và nền kinh tế đang ở trong trạng thái tồn tại liên quan mật thiết tới nhau, tin xấu từ lĩnh vực này là quá đủ để khiến lĩnh vực khác chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Đây chính là bài toán khó tiếp theo của hệ thống tài chính. Ngân hàng đã dành nhiều năm tăng vốn, tuy nhiên sau quá nhiều thua lỗ, nhà đầu tư đã không còn hào hứng với những đợt phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu của Lehman Brothers sụt giảm khi ngân hàng đầu tư này cố gắng sinh tồn trong tuyệt vọng. Nếu nỗ lực của Lehman thật sự thất bại, chính phủ có phải tiến hành động thái tương tự như với Bear Stearns không?
Tuy nhiên tính cho đến thời điểm này và xét với điều kiện thực tế, nhà hoạch định chính sách sẽ không hề muốn tiến hành các biện pháp như vậy.
Kinh tế thế giới cuối cùng cũng sẽ hồi phục. Tăng trưởng của thế giới các nước đang phát triển vẫn đi lên. Việc giá hàng hóa hạ trong thời gian gần đây lẽ ra là một tin tốt lành.
Việc thâu tóm Fannie và Freddie hay sự hỗ trợ đối với Lehman chỉ là hai trong vài bài toán hóc búa mà các nhà hoạch định chính sách phải giải quyết. Họ cuối cùng đã giải được bài toán với Fannie và Freddie. Lần sau họ sẽ phải hành động nhanh nhạy và cương quyết hơn.
(Theo CafeF)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com