Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nước thắt chặt tiền tệ bất chấp khủng hoảng ở Nhật

 Khủng hoảng tại Nhật được cho không tác động lớn lên kinh tế toàn cầu nên quyết định của các Ngân hàng trung ương chủ yếu dựa vào tình hình lạm phát.

Trước khi động đất xảy ra, các Ngân hàng trung ương đã lấy đà cho chính sách thắt chặt tiền tệ. Thảm họa xảy ra khiến thị trường giảm bớt dự báo về khả năng tăng lãi suất do kinh tế Nhật đã trở nên xấu hơn so với ước tính ban đầu.
 
Tuy nhiên, trừ khi ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tại Nhật lan rộng, tác động về kinh tế đến phần còn lại của thế giới dường như chưa đủ lớn để thay đổi ý định của các ngân hàng trung ương.
 
Ngân hàng trung ương Na-uy ngày 16/3 cho biết sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến ban đầu do lạm phát dâng cao. Hiện, Na-uy vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản song có thể sẽ tiến hành nâng lãi suất vào tháng Sáu. Quyết định này không chịu tác động nhiều từ thảm họa của Nhật mà chủ yếu dựa trên tình hình giá cả hàng hóa toàn cầu và việc cắt giảm chi tiêu công ở những quốc gia tại châu Âu.
 
Khi được hỏi liệu trận thiên tai ở Nhật có ảnh hưởng đến chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu hay không, ông Christian Noyer, thành viên Chủ tịch hội đồng quản trị ECB cho biết sẽ có những tính toán và đưa ra những đánh giá toàn cầu.
 
Tuy nhiên, theo một số ước tính gần đây, tác động của thảm họa với kinh tế toàn thế giới chưa lớn. IHS Global cho hay, trong năm nay tác động tiêu cực từ Nhật lên toàn cầu nhiều nhất khoảng 0,1-0,2% và tăng tương ứng vào năm sau.
 
Tại Anh các nhà đầu tư trong vài ngày trở lại đây tỏ ra lo ngại ngân hàng trung ương Anh (BoE) có thể sẽ nâng lãi suất. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế, ảnh hưởng từ khủng hoảng tại Nhật vào bạo động ở Trung Đông yếu hơn so với các dữ liệu kinh tế của Anh nên sẽ không khiến lãi suất tăng lên.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát tháng 2 của Ấn Độ tăng nhẹ lên 8,31%
  • Châu Á sử dụng mạnh chính sách tài khóa để chống lạm phát
  • Mở rộng tín dụng giúp Trung Quốc ngăn chặn khủng hoảng?
  • Thị trường sau 'liều thuốc' chống lạm phát (Kỳ cuối)
  • Câu chuyện chống lạm phát nhìn từ bảng cân đối tài sản gia đình
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu là do lãnh đạo kém
  • Thị trường sau ‘liều thuốc’ chống lạm phát
  • Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!