Trên 80% tài sản trong bảng cân đối tài sản gia đình của người Việt nam hiện nay nằm ở khoản mục bất động sản. Theo khảo sát của chúng tôi tỷ lệ này đặc biệt chính xác cho những gia đình ở phía bắc khi mà không chỉ giá bất động sản tại hà nội mà các thành phố lớn tại khu vực này đã có những năm tăng trưởng mạnh mẽ.
Với cơ cấu nợ vay ít, đa số phần lời từ việc nắm giữ tài sản này hàng năm lại được tập trung quay lại đầu tư và nắm giữ đất đai, điều này lại càng đẩy giá bất động sản tăng cao, dòng tiền thực tế đã không chảy trực tiếp vào khu vực sản xuất vật chất.
Giá trị tài sản gia tăng cùng với hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng phát triển đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người Việt nam tiêu dùng nhiều hàng hiệu hơn và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, sản xuất trong nước không đáp ứng khiến tỷ lệ nhập siêu luôn luôn âm.
Câu chuyện về giá sữa ở Việt Nam là một ví dụ điển hình. Với bảng cân đối tài sản của nhiều gia đình mà chúng tôi khảo sát thì việc giá sữa có tăng thêm nữa thì nhiều gia đình vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua. Bởi nó là phần rất nhỏ trong giá trị tài sản mà cụ yếu là bất động sản họ đang sở hữu. Thói quen mua bán và tiêu dùng theo giá trị bất động sản đã vô tình đẩy giá cả các mặt hàng không chỉ là sữa tăng cao.
Nhưng, không chỉ ở Việt nam mà ở Ấn độ, Nga, hay Trung quốc và các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới cũng đang phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, không ở đâu vấn đề lại cấp bách như của chúng ta.
Câu chuyện lạm phát trên thế giới hiện nay đến từ hai khía cạnh. Thứ nhất là do cầu kéo với chính sách tăng trưởng tín dụng thúc đẩy kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng. Thứ hai là do chi phí đẩy với việc giá nguyên liệu hàng hóa tiếp tục tăng cao sau khủng hoảng.
Vấn đề trên không chỉ có Trung quốc mà nhiều quốc gia khác cũng đang áp dụng nhưng Việt nam không áp dụng được và thực tế vì sức ép tỷ giá chúng ta đã phải thực hiện ngược lại. Câu chuyện về chiến tranh tiền tệ trên thế giới bị đảo ngược thì nó vẫn tiếp tục tiếp diễn tại Việt nam.
Nhưng một biện pháp quan trọng hơn sẽ tác động mạnh mẽ vào bảng cân đối tài sản của các gia đình Trung quốc năm nay. Bởi họ đã chính thức cho các tỉnh, thành tự đề xuất mức thuế áp dụng hàng năm với việc sở hữu bất động sản. Đã có gần 40 tỉnh thành hưởng ứng và mức áp thường rơi vào mức từ 0.4% -0.6%/năm cho việc sở hữu bất động sản thứ 2 hoặc tính theo diện tích sở hữu thừa theo quy định. Nếu như giá tiếp tục tăng thì tỷ lệ này sẽ điều chỉnh tăng, nếu giá giảm sau tỷ lệ này có thể điều chỉnh giảm.
Với chính sách như vậy thì chắc chắn những nhà quản lý tài sản cá nhân muốn gạch bớt khoản mục bất động sản ra khỏi bảng cân đối. Khi đó sẽ giúp bình ổn được thị trường bất động sản vốn nó được so là rất bong bóng so với thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển.
(Hiện tại Trung quốc ngừng công bố ra ngoài thông tin về chỉ số bất động chung của quốc gia này. Nhưng nó gợi nhớ cho chúng ta câu chuyện từ ngày Bernanke lên chỉ số M3 của Mỹ biến mất.)
Trên đây, chúng tôi chỉ đưa ra một khía cạnh nhỏ. Chúng tôi còn có một số nghiên cứu khác như: Không nhất thiết phải duy trì lãi suất thực dương ở Việt nam hiện nay; Nên tiếp tục bơm vốn cho kênh thị trường chứng khoán…/. Chúng tôi không phải tổ chức nghiên cứu kinh tế mà chỉ đơn thuần nghiên cứu đầu tư nên trong giới hạn cung cấp chúng tôi chỉ đưa ra những thông tin để định hướng đầu tư.
(vfp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com