Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vừa lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa khủng hoảng đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu và một cuộc suy thoái sâu rộng khác có thể xảy ra trong thời gian tới.
Theo BIS, kinh tế toàn cầu "mong manh" là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới. Ảnh chỉ có tính minh họa |
Lý do của cuộc khủng hoảng mới
Theo BIS, nền kinh tế toàn cầu "mong manh" là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới gia tăng, trong khi đó thế giới chưa được trang bị đầy đủ để giải quyết tình trạng khủng hoảng tài chính và kinh tế với 2 lý do: một là, lãi suất hiện đang dần trôi về mức số "zero" tại hầu hết các nền kinh tế phát triển; hai là mức độ nợ chính phủ đang trong tình trạng bấp bênh.
Một khi cuộc khủng hoảng mới xảy ra, thế giới sẽ khó có khả năng khống chế bởi chính mức lãi suất đang lùi về “số không”, trong khi đó số liệu tài khoản vãng lai của các ngân hàng trung ương đang có chiều hướng "phình ra".
Mặc dù nợ tư nhân đã được khống chế và có xu hướng giảm, nhưng nợ công đang ở mức cao. Bài học nợ nước ngoài của Hy Lạp đang ảnh hưởng mạnh mẽ và thiếu tích cực đối với sự hồi phục kinh tế của châu Âu.
Về ngắn hạn, chính sách kinh tế vĩ mô sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn so với 3 năm trước đây và các nước có rất ít khả năng đối phó được với cuộc khủng hoảng mới do không thể tìm kiếm được biện pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng sẽ trong tình trạng "dễ đổ vỡ" do thiệt hại từ các khoản vay khó đòi và nợ xấu. Các khoản vay tái đầu tư tài chính đang chiếm tỷ lệ cao, khoảng 60% trong các khoản nợ lâu dài của hệ thống ngân hàng.
Thế giới cần hợp lực thúc đẩy phục hồi
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements; tên viết tắt: BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để trong việc ổn định tiền tệ và tài chính. BIS thành lập năm 1930, có trụ sở tại Basel, Thụy Sỹ. |
BIS khuyến cáo các nền kinh tế phát triển hiện đang có mức vay chính phủ cao cần tập trung củng cố chính sách tài chính phù hợp, tránh để tình trạng trôi nổi và khó kiểm soát. Các ngân hàng trung ương cần tính toán có nên tiếp tục nâng lãi suất hay không, bởi việc để lãi suất ở tình trạng “lùi về số không” trong thời gian dài tại một số nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra sự đổ vỡ, nguyên nhân khiến nguy cơ khủng hoảng tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, việc nâng lãi suất cùng với cắt giảm chi tiêu chính phủ nhằm phục hồi các khoản nợ có thể “chữa lành vết thương” kinh tế xét về ngắn hạn và cho phép kinh tế thế giới có đủ thời gian phục hồi hoàn toàn do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu.
Trong khuôn khổ Hội nghị G20 vừa qua, lãnh đạo các nền kinh tế mạnh nhất thế giới đã nghiên cứu chiến lược rút khỏi khủng hoảng toàn cầu.
Theo đó, tất cả các bên đều nhất trí rằng tuy bắt đầu dần phục hồi sau khủng hoảng, kinh tế thế giới vẫn rất không ổn định và cân đối. Do đó, thế giới cần hợp lực và đoàn kết tiến theo một hướng nhất định.
(Theo Linh Đức // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com