Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu

Cuộc khủng hoảng ở châu Âu tác động tới kinh tế Mỹ chủ yếu qua các mối liên hệ về tài chính, còn với các nước đang nổi, thương mại là vấn đề đáng lo ngại, nhất là các nước hướng mạnh vào xuất khẩu.

Các nền kinh tế mới nổi không thể bàng quan trước cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Ảnh chỉ có tính minh họa

Cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tác động đến thị trường chứng khoán và tiền tệ trên toàn thế giới, nhưng ảnh hưởng xấu nhất của nó (như làm giảm mức tín dụng quốc gia, nguy cơ lan rộng và các chương trình thắt lưng buộc bụng) nhìn chung được hạn chế.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nguy cơ cuộc khủng hoảng vượt ngoài tầm kiểm soát vẫn còn nếu lòng tin của thị trường tiếp tục giảm sút và tình hình ở châu Âu tiếp tục xấu đi sẽ tác động tiêu cực hơn đối với các khu vực còn lại của thế giới.

Với kinh tế Mỹ

Tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu đối với Mỹ chủ yếu thông qua các mối liên hệ về tài chính. Đến nay, lãi suất liên ngân hàng của Mỹ mới chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu có thể dẫn đến việc các ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro ngày càng gia tăng ở Mỹ.

Hoạt động kinh doanh cũng sẽ bị tác động. Trong quý I/2010, khoảng 22% lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ có được là từ hoạt động ở nước ngoài mà châu Âu chiếm một phần quan trọng. Ngoài ra, những khó khăn ở châu Âu cũng tác động đến giá cổ phiếu của các công ty Mỹ. Chỉ số S&P 500 của Mỹ đã giảm gần 10% so với cuối tháng 4/2010.

Mặc dù tình hình của châu Âu có thể tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như các nhà xuất khẩu của Mỹ, nhưng nó không tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào EU chỉ chiếm khoảng 2,8% GDP của Mỹ và do đó cũng không phải là một kênh để có thể lan truyền những khó khăn của châu Âu vào Mỹ.

Với các thị trường đang nổi 

Ở nhiều nước đang phát triển, xuất khẩu vào thị trường EU lớn hơn so với Mỹ. Do đó, thương mại là vấn đề đặc biệt lo ngại đối với châu Á, nhất là những nước định hướng nhiều cho xuất khẩu.

Chẳng hạn, dù đã ít định hướng xuất khẩu hơn so với các nước nhỏ nhưng Trung Quốc cũng vẫn chịu tác động. Theo tính toán gần đây của IMF, giá trị xuất khẩu và đầu tư sản xuất để xuất khẩu chiếm 45% GDP của Trung Quốc. Đối với các nước Trung Âu và Đông Âu, xuất khẩu vào các nước phát triển của EU cũng đặc biệt quan trọng.

Nhìn chung, cho đến nay, các thị trường đang nổi mới chỉ chịu tác động từ cuộc khủng hoảng ở châu Âu ở mức thấp. Đồng tiền của các nước này vẫn tương đối ổn định.

Tuy nhiên, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về tài chính vẫn còn do châu Âu có mối liên hệ sâu trong lĩnh vực ngân hàng với các thị trường đang nổi. Hiện các ngân hàng châu Âu nắm giữ tới 3.000 tỷ USD những khoản nợ chưa trả ở các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển (trong khi của các ngân hàng Mỹ chỉ là 566 tỷ USD). Nếu các ngân hàng châu Âu gặp khó khăn về tài chính hoặc đổ vỡ, khả năng tiếp cận tín dụng của các thị trường đang nổi sẽ bị giảm.

Mặc dù có những lo ngại như vậy, nhưng nhiều thị trường đang nổi vẫn có điều kiện tương đối tốt để hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng. Braxin, Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác đã phục hồi khá nhanh từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ấn Độ và Indonesia chỉ chịu tác động rất nhỏ.

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ tác động tới Mỹ ra sao?
  • Lạm phát năm nay sẽ trên 7%
  • Lạm phát: Nhận diện đúng để tìm giải pháp trúng
  • Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
  • TS Nguyễn Minh Phong: 4 nguyên tắc giải cứu khủng hoảng tài chính
  • Bài học xương máu từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp
  • Châu Á có thể vượt dư chấn khủng hoảng nợ công
  • Khủng hoảng euro không hoàn toàn có hại cho châu Âu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!