Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tính hai mặt của lạm phát ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, lạm phát không chỉ tiêu cực mà còn mang tính tích cực.

Báo Pháp Les Echos nhận định Bắc Kinh đã thở phào nhẹ nhõm, vì vẫn kiểm soát được nền kinh tế. Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy các hoạt động kinh tế đã có chậm lại và giá bất động sản cũng đã được ghìm cương.

Hôm Chủ Nhật và qua (ngày 27/2), Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2011 có thể chỉ ở mức 7% thay vì 8% như đã công bố. Từ nhiều tháng qua, Bắc Kinh đã tăng lãi suất và tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Các nhà đầu tư lo ngại chính phủ sẽ can thiệp mạnh tay hơn, khi giá tiêu dùng đã tăng 5%, gây khó khăn cho người nghèo vốn dành phần lớn thu nhập cho chi tiêu ăn uống và giá địa ốc đang lồng lên như con ngựa bất kham.

Nhưng theo tác giả bài báo, tại Trung Quốc, lạm phát không chỉ tiêu cực nhưng còn mang tính tích cực. Tiền lương tăng lên sẽ làm giảm đôi chút sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường thế giới và như vậy phương Tây sẽ bớt chỉ trích. Đồng thời việc này sẽ làm tăng tiêu thụ trong nước , giúp nền kinh tế tăng trưởng nhờ vào nhu cầu nội địa – một mục tiêu chủ yếu của chính phủ Trung Quốc trong những năm sắp tới.

Mọi việc diễn ra có vẻ suôn sẻ với các toan tính của Bắc Kinh nhằm ổn định tỉ lệ lạm phát ở mức hơi thấp hơn nhịp độ hiện nay một chút. Không quá cao để đỡ gây sốc cho các địa phương vốn đang đối mặt với các khoản tín dụng khổng lồ, mà cũng không quá thấp  tức là vào khoảng 4%. Đây là tỉ lệ mà kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề nghị cho các nước phát triển vào năm ngoái.

Bài viết đăng trên Les Echos nhận xét cho đến nay chưa có nước nào thành công trong việc kìm chế lạm phát ở biên độ dao động cao như thế và người ta cũng  đừng quên rằng Trung Quốc đã từng  giữ được tốc độ  tăng trưởng 10% trong suốt ba thập kỷ qua.

(Theo Minh Bích // Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu // RFI)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Chấp nhận đường vòng trong chống lạm phát
  • Bộ trưởng Bộ kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc: Giảm chi tiêu công để chống lạm phát
  • Lạm phát tại Mỹ tăng do giá lương thực và nhiên liệu cao
  • Miễn cưỡng chống lạm phát
  • Anh: Lạm phát cao nhất trong 2 năm
  • Tăng dự trữ bắt buộc để chống lạm phát
  • Giảm lạm phát – tăng cung và giảm cầu
  • Nỗi lo lạm phát đang lây lan ở châu Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!