Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU sẽ hỗ trợ Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nợ

 

Trước khi tiến hành chuyến công du sang Hy Lạp, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle hôm 31/1 đã bày tỏ với giới truyền thống Hy Lạp rằng, Đức và các nước thành viên khác của Liên minh châu Âu EU sẽ dốc sức hỗ trợ Hy Lạp giải quyết các khoản nợ cao ngất ngưởng và vấn đề thâm hụt ngân sách khổng lồ. Ông Westerwelle đã tiết lộ với phóng viên tờ “Tin tức hàng ngày” của Hy Lạp rằng, chính phủ Hy Lạp đang cố gắng điều chỉnh các mắt xích yếu kém của nền kinh tế nhằm đối phó với khủng hoảng nợ. Đức và các nước thành viên EU rất tự tin trước nỗ lực của chính phủ Hy Lạp, đồng thời sẽ dốc sức ủng hộ hành động này của Hy Lạp.

Được biết, vào ngày 2/2, Ngoại trưởng Đức Westerwelle sẽ sang thăm Athens, dự định sẽ tiến hành gặp mặt Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou và Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou.

Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Hy Lạp tuyên bố, tỷ lệ thâm hụt tài chính của Hy Lạp năm 2009 chiếm trong GDP sẽ vượt quá 12%, cao hơn rất nhiều so với mức cho phép 3% của EU. Điều này đã gây biến động thị trường, đồng thời cho rằng, có thể đe dọa tới sự ổn định kinh tế của toàn bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.

Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế, hiện nay, tổng số nợ quốc gia của Hy Lạp đã đạt 294 tỷ EUR, tỷ lệ nợ công chiếm trong GDP cũng đã lên tới 12,7%. Tuần cuối cùng của tháng 1/2010, lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 10 năm đã lập mốc cao kỷ lục kể từ khi gia nhập Eurozone năm 2001 đến nay. Theo tiết lộ, quy mô nợ của chính phủ Hy Lạp trong năm nay có thể lên tới 54 tỷ EUR.

Hôm 29/1, khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Thụy Sỹ, Thủ tướng Papandreou cho biết, ông sẽ hạ quyết chống lại các vấn đề như nạn tham nhũng, lãng phí và quản lý yếu kém nhằm giải quyết khủng hoảng nợ của chính phủ.

 

 

 

(Theo Vinanet)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát ở Ấn Độ tăng lên 8.5%
  • Năm 2010 CPI sẽ ở mức 7%?
  • Trung Quốc: Nguy cơ lạm phát dần hiện hữu
  • WEP: Nợ công có thể dẫn đến khủng hoảng mới
  • Nước Anh gần thoát khỏi khủng hoảng
  • Lạm phát khu vực châu Âu tăng 0.9%
  • Lạm phát tăng nhanh ở Trung Quốc nhưng có dấu hiệu tốt ở Mỹ
  • Hy lạp phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết khủng hoảng tín dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!