Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 năm nay tăng 1,36% so với tháng 12-2009.
Mức này đã nằm ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế khi cho rằng tháng 1 chỉ tăng dao động quanh mức 1%. Chỉ số này tăng hơn so với cùng kỳ trong năm năm gần đây.
Nguyên nhân CPI tăng mạnh là do nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao. Trong đó, giá gạo, thịt, cá, dầu hỏa, gas, vật liệu xây dựng và nhiều hàng tiêu dùng thiết yếu khác đều tăng. Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng hóa dịch vụ thiết yếu của chỉ số CPI.
Riêng TP.HCM, CPI tháng 1 có mức tăng so với cả nước khá thấp. Trong khi sức mua của TP trong tháng 1 gấp ba lần Hà Nội nhưng CPI của TP lại thấp hơn Hà Nội 0,3%. Điều này cho thấy chương trình bình ổn giá của TP làm đã phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, theo ông Voòng A Lộc, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính Sở Công thương TP.HCM, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 có khả năng sẽ tăng gấp hai tháng 1 là tháng tết, sức mua sắm tăng cao. Theo quy luật chung, giá hàng hóa và dịch vụ trong dịp trước và sau tết thường tăng cao hơn nhiều so với ngày thường. Trong đó tập trung vào các nhóm hàng thực phẩm, hàng tiêu dùn,g vì đây là hai mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong rổ CPI. Trong đó thực phẩm chiếm 24,35%. Trong tháng tết thì khả năng điều chỉnh giảm mặt hàng này là không thể.
Ngoài ra, tác động của việc tăng giá xăng dầu ngày 14-1 cũng ảnh hưởng tới cước vận chuyển, lưu thông trong kỳ tính toán của tháng 2. Đó là chưa kể giá điện sẽ được điều chỉnh tăng ngay trong tháng 3 sẽ đẩy giá đầu vào của nhiều ngành sản xuất lên và đương nhiên sẽ kéo theo việc tăng giá nhiều mặt hàng.
14-2 là ngày mùng 1 tết. Do đó, các hoạt động giải trí sau tết có thể được tính vào kỳ CPI của tháng 3. Do đó, dự báo tốc độ CPI tháng 2 chỉ tăng khoảng 1,8% đến 2% là không có cơ sở. Theo ông Lộc, thường tháng 3 chỉ số CPI vẫn còn cao, có thể tăng 0,8%.
Như vậy, trong bối cảnh giá một số nguyên liệu thiết yếu trên thị trường thế giới có khả năng tiếp tục tăng hoặc duy trì ở mức cao và tốc độ tăng CPI như hiện nay, dự kiến CPI quý I sẽ tăng ít nhất 4%. Như vậy ba quý còn lại của năm, CPI sẽ phải khống chế ở mức 2%.
Với sức ép tăng chi phí đầu vào quan trọng cho sản xuất, việc tăng lương tối thiểu, cung về tiền vẫn rất cao khi Chính phủ tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ. Nếu không có các biện pháp quyết liệt để kiềm chế tốc độ tăng giá thì mục tiêu khống chế CPI cả năm 2010 ở mức 7% là rất khó.
(Pháp luật TPHCM)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com