Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của chính sách kích cầu

Đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để cứu nền kinh tế là biện pháp nhiều quốc gia đang áp dụng

Khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng xuất khẩu của các quốc gia. Vì thế, đây là thời điểm để tăng cường đầu tư trong nước.

Khuyến nghị này vừa được các chuyên gia kinh tế đưa ra tại hội thảo khủng hoảng tài chính toàn cầu và tầm quan trọng của đầu tư do Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á phối hợp với Viện  Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (CIEM), Việt Nam đang đứng trước nhiều tình huống khó khăn, phức tạp. Một mặt vẫn phải đối diện với nguy cơ bất ổn vĩ mô về tài chính, cán cân thanh toán quốc tế, tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vốn đã giảm vì chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô, lại chịu thêm ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dự báo tương đối đồng thuận hiện nay là kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng từ 4-5% nếu thực hiện tốt các gói kích cầu và lạm phát sẽ từ 6-9%. Đặc biệt, một tác động rủi ro nữa là năm nay thâm hụt ngân sách sẽ từ 7-10% GDP.

“Nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô và gói chính sách kích cầu là cần thiết nhưng gây ra lo ngại về tác động đối với tăng trưởng, việc làm, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; phản ứng chính sách ngắn hạn mâu thuẫn với cải cách cơ cấu trong trung và dài hạn; tính minh bạch và khả năng giải trình của phân bổ nguồn lực tài chính trong gói kích cầu và hiệu quả thực thi, thể chế giám sát”, ông Thành bày tỏ băn khoăn.

Ông Takeshi Hachimura, cố vấn trưởng của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn nhận, trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay sẽ xuất hiện xu hướng né tránh các giao dịch quốc tế. Tại mỗi quốc gia, nhiều biện pháp được đưa ra để cứu nền kinh tế, trong đó có việc đẩy mạnh cấp vốn cho doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Nhật Bản, ông Takeshi Hachimura cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải ổn định khu vực tài chính, việc quản lý tính thanh khoản của các tổ chức tài chính tiền tệ là rất quan trọng. Ông Hachimura đặc biệt nhấn mạnh, tính thanh khoản không phải là một tài sản có thể bán đi bất cứ lúc nào mà đó là niềm tin đối với thị trường.

Quản lý rủi ro cũng là điều được ông Hachimura nhấn mạnh. Sự sụp đổ của hệ thống tài chính nước Mỹ cho thấy cần thiết có kế hoạch quản lý rủi ro của đối tác. Phải thận trọng đối với các chính sách, sự quản lý vĩ mô. Nếu không có sự thận trọng thì sẽ khó tạo ra tính thanh khoản.
 

Bài học từ Trung Quốc

Viện sĩ Zhang Yunling, Giám đốc Vụ Nghiên cứu quốc tế, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ nước Mỹ đã có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến nhiều quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc không có khủng hoảng mà chỉ là sự suy giảm kinh tế. Điều này cũng đúng một phần vì khủng hoảng sẽ không có tăng trưởng, trong khi kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng 7-8%. Đối với trường hợp của Trung Quốc, khủng hoảng ảnh hưởng đến xuất khẩu là chủ yếu.

Việt Nam, Singapore, Đài Loan... có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhờ các gói chính sách kích cầu, hỗ trợ đầu tư. Cuối năm nay, kinh tế thế giới sẽ có ánh sáng cuối đường hầm. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay vẫn còn một số vấn đề về cơ cấu nền kinh tế. Sau khủng hoảng, Mỹ vẫn là nền kinh tế đầu tàu. “Cơ cấu kinh tế cần thay đổi như thế nào khi nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, Chính phủ đã thay đổi tư duy tập trung nhiều cho thị trường nội địa thay cho xuất khẩu như trước kia. Các giải pháp mà Trung Quốc tập trung cho nội địa bao gồm tăng lương, tăng phúc lợi xã hội...”, ông Zhang Yunling nói.

 

 

( Theo báo điện tử Bình Dương)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!